tui đã sai thằng Quang đem cá lên cậu rồi". Anh vẫn nằng nặc không nhận
và đành phải nói dối với bà là đã ăn cơm rồi để cha đến Giám.
- Cha đi đến nhà quan đốc Đặng gặp chú Tú San chứ anh?
- Thì đã biểu bí quá anh phải nói dối cho qua m...à...
- Rồi anh có mua được tôm không?
- Có, anh nói với bà là con mèo ốm, chỉ ăn tôm, nó nỏ ăn cá, ăn mỡ chi
cả.
- Anh lại phải nói dối vậy nữa?
- Anh có mua tôm thiệt chứ? Chỉ nói tránh mua cho mèo thì nỏ hết mấy
để bà khỏi ép nhận cá biếu của bà. Nhưng vui nhất là chuyện các bà bạn
hàng của bà Quang nhìn chăm chú rồi khen với nhau: Nhà ai có được người
con đẹp như người trong tranh? Anh ngượng chín cả mặt muốn chạy liền
thì bà Quang cứ giữ lại khoe ríu rít: "Con thầy cử Sắc đó. Bé Quang nhà tui
được thầy cử thương tình cho vào học trường của thầy. Thầy rất đẹp. Thím
rất đẹp. Cho nên con cũng rất đẹp. Cậu cả đây đẹp, nhưng so với cậu em lại
chưa thấm chi mô". Bà lại còn kể về em tỉ mỉ như người tạc tượng: "Cậu ấy
người thanh mảnh, mười ngón tay thon dài như mười búp măng, da trắng
như trứng gà bóc, mặt vuông tượng, hai con mắt sáng như hai ông sao, lông
mày dài hơn mắt, đúng là mày ngài mắt phượng, trán trượng phu. Môi lại
đỏ chon chót như nhuộm phẩm điều, mũi cao thon thon, nhưng không
nhọn, không quắm như mũi đám Tây đoan mô..."
Côn chạy vào giường mẹ cầm ra chiếc gương con gà, vừa soi vừa hỏi
Khiêm:
- Mặt em có như bà Quang nói không anh?
- Chứ còn chi nữa! Ngày ở nhà quê bà ngoại mình cũng biểu em đẹp
giống bà nội. Sáng dạ như bà nội. Bà nội hồi còn con gái được học chữ với
thầy Hồ Sỹ Tạo ngồi dạy ngay trong nhà. Bà ngoại còn biểu: "Cha rất
giống bà nội, ít giống ông nội, cho nên dạ cha sáng như đèn. Còn bác
Nguyễn Sinh Thuyết thì tối dạ. Bác học năm năm mà không nhớ được đủ