BỨC CHÚC THƯ BẰNG MẬT MÃ - Trang 41

Năm giờ chiều. Từ sáng, bầu trời đã âm u tạo nên một trận mưa nhỏ khá
lạnh, so với mùa này còn nóng bức là do khí hậu của vùng cao nguyên ở
đây (Hồ Mô-bơ-rắc dương 680 mét so với mực nước biển).
Gămbađu vẫn ngồi ở nhà, cửa đóng kín, bếp lò khói um. Anh đang nhen
lửa dưới đít chảo ba chân. Ma-đi dùng mọi lời lẽ rất thận trọng để giải thích
cho anh biết làm sao mà cô biết được tờ di chúc của anh để lại bằng tiếng
Đức. Gămbađu không hề ngạc nhiên, anh chỉ gật đầu như tán thưởng.
- Anh biết tiếng Đức à? - La Ghiơ hỏi.
- Chú tôi nói được tiếng Đức và đã dạy cho tôi. Chú tôi không hề học
nhưng đã ngồi tù bốn năm bên Đức, trong một trại tù. Thời gian đó đủ cho
ông biết ít nhiều ngôn ngữ của đất nước đó.
- Còn anh?
- Khi ông ra khỏi trại giam, trở về quê thì tôi còn nhỏ ông đã dạy cho tôi,
cốt để cho tôi biết... Lâu ngày quá, tôi đã quên tiệt.
Rồi với cái nhìn lo âu, Gămbađu hỏi:
- Cô có cho ai biết bài thơ đó không?
- Anh yên tâm đi - Ma-đi nói dứt khoát để xoa dịu anh - Tôi chỉ cho một
người tuyệt đối không biết gì về bài thơ cả: một giáo sư dạy tiếng Đức ở
Xanh-phơlua. Giáo sư không hề hỏi tôi một lời nào.
Nét mặt của con người đi khập khễnh đó giãn ra:
- Ông ấy đã dịch bức thư như thế nào?
- Giáo sư đã dịch ra thế này: Về phía đông năm mét, cách Prons. Giáo sư
không tìm được ra nghĩa của chữ Prons là gì, có thể đó là một từ ngữ địa
phương, ở nơi chú anh bị cầm tù... Anh có ý kiến gì về lời dịch đó không?
Gămbađu lắc đầu:
- Tôi đã nói với các anh là tôi quên tiệt rồi.
Để lần lại trí nhớ, anh nhắc lại nhiều lần: "Về phía đông năm mét, cách...
Về phía đông năm mét, cách...".

- Chịu, chẳng nhớ gì cả - Anh lại bực bội với chính mình. Anh nhăn nhó,
giật tóc, giật râu, tự trách mình:
- Rõ ngu... Tôi là một thằng ngu!
Một phút im lặng, rồi Bít-xtếck hỏi:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.