– Pacô. Tôi xin anh. Chúng mình đi đi. Họ đã nhầm khi đem thiêu sống
người đàn bà khốn khổ ấy. Chính bà Công tước kia mới là phù thủy.
– Cậu quên rằng chính nhờ nàng mà chúng ta được trở về đây ư? -
Franxitxcô cãi lại.
– Đúng rồi. Nhưng xin anh tin tôi. Bà ấy có con mắt độc
. Thật thế,
Pacô ạ.
Franxitxcô cưỡng lại; cứ đứng nguyên đấy cho đến lúc nữ Công tước
cùng đám tùy tùng lên xe.
Sau đó, anh cùng Giuanitô đến quán rượu lão Rôdát, nơi họ thường ăn
tối.
*
* *
Quán rượu đang đông. Khách ăn chen chúc. Một vũ nữ quay cuồng trong
điệu nhạc của hai cây đàn ghi ta. Nhưng, dường như không chú ý đến sự
náo động quanh mình, cả đến tiếng gọi giật giọng đầy lo ngại của Giuanitô,
Gôya vẫn cắm cúi vẽ bằng cây bút chì trên mặt giấy một cuốn sổ nhỏ: Anh
phác họa lại cảnh tượng hành hình ghê rợn vừa chứng kiến trước Tòa án
Giáo hội, với người đàn bà trẻ trên giàn lửa. Gần như ngoài ý định, anh đã
vẽ nét mặt tội nhân, không phải là mặt mụ phù thủy. Đột nhiên, anh nhận
ra, đó chính là gương mặt xinh đẹp của nữ Công tước Anbơ.
Tiếng nhạc bỗng ngừng bặt. Franxitxcô thấy lão chủ quán hấp tấp chạy
ra ngoài cửa, cầm mũ trong tay vui vẻ đón tiếp hết sức cung kính. Anh lơ
đãng quay đầu nhìn lại. Cây bút chì bỗng rơi khỏi tay.
Nữ Công tước Anbơ đang cùng với đoàn tùy tùng vào quán. Nàng tiến
đến một chiếc bàn mà người ta vừa xua những người ngồi đấy đi chỗ khác.
Rõ ràng người phụ nữ kỳ lạ này chẳng quan tâm gì đến lề thói của xã hội
quí tộc, và chắc hẳn đây là lần đầu tiên, một phụ nữ trong tầng lớp cao sang
như nàng đã hạ cố đến quán rượu bình dân. Franxitxcô thấy điều đó thật
khó hiểu. Anh cảm phục sự dũng cảm của nàng, nhưng đồng thời cũng cho
rằng nàng hành động như vậy là sai lầm.