– Tôi biết còn phải học nhiều, nhưng cho dù có trở thành một
Vêlâtxkêđơ thứ hai đi nữa, thì tôi vẫn cứ vẽ nhanh như thế. Vừa thoáng
thấy một hình ảnh, tôi phải lập tức ghi lại trước khi nó tan biến mất.
– Cái cần cho cậu là kỷ luật. Một kỷ luật bản thân!
Chàng trẻ tuổi bướng bỉnh cãi:
– Anh muốn gò bó tôi vào vòng tù hãm. Thế mà anh lại coi mình đứng
về phía đấu tranh cho tự do.
– Chỉ những ai có khả năng tự khép mình vào kỷ luật thì mới thực sự tự
do.
– A, thật chứ? Vì anh chưa biết cuộc đời của Benvonutô Xenlini
người
Florăngxơ đấy. Ông ta, cờ bạc như quỷ, đấu kiếm và tán gái lu bù.
– Và ông ta cũng làm việc nữa. Tôi đã được xem tác phẩm của ông ở
Mađrit và ở Bacxơlôna. Tôi chẳng tin lắm lời tự thuật của một người Italia
như Xenlini. Cái quan trọng là những phù điêu và tượng đài mà ông để lại.
Những kiệt tác ấy chỉ có thể tạo nên sau những năm dài thao thức, lao động
và nghiên cứu.
Nhiều lúc Franxitxcô tự hỏi phải chăng Xenlini lao vào một cuộc sống
phóng đãng như vậy chính là do ông cũng đã từng đau khổ và ngờ vực
trong cuộc sống. Nghệ sĩ Florăngxơ bậc thầy này tất đã phải nếm trải
những dằn vặt của người sáng tạo, những ưu tư của nghệ sĩ, nhưng ông lại
muốn để lại những kỷ niệm sống như một con người vô tư, một hạng người
thấp hèn chẳng chút lo nghĩ, một tay chơi phù phiếm. Phải chăng
Franxitxcô cũng có ý để lại cho đời những kỷ niệm như vậy? Bằng không,
anh phải buộc lòng thú nhận cái yếu đuối trong tâm hồn mình.
– Có gì phải lo cho bản thân tôi, Mactin! - Anh càu nhàu - Tôi không
hiểu sao anh thắc mắc như vậy?
– Tôi không hiểu cậu sẽ trở thành con người như thế nào - Mactin vừa
cầm chiếc mũ “tricoóc”
vừa trả lời - Nếu cậu không thay đổi cách sống,
trước hết cậu sẽ chết sớm. Mặt khác, cậu chỉ có thể trở thành một họa sĩ tồi
sống vất vưởng với vài chân dung những anh hạ sĩ quan, hoặc gặm mấy