– Chẳng bao giờ tôi quên những biến cố ấy, cả đất nước Tây Ban Nha
cũng vậy.
– Vào giờ khuya khoắt này, Công tước phu nhân có nghĩ rằng ta có thể
nói chuyện ở một nơi nào khác thuận tiện hơn chăng. Tôi chẳng thích đứng
ở giữa hành lang trống trải này chút nào.
– Nếu ngài yêu cầu.
– Vâng, tôi yêu cầu.
Maria Cayettana nhận thấy vẻ đe dọa ẩn giấu sau giọng nói. Nàng nhún
vai:
– Được. Ta vào Thư viện.
Vừa chỉ đường đi, nữ Công tước vừa suy nghĩ và tự hỏi, Đông Manuen
đến đây là tự ý hay theo lệnh của Hoàng đế hoặc Hoàng hậu? Dẫu sao, chắc
chắn ông ta đến đây là để chuyển đến một lệnh chỉ khiển trách nàng về việc
đã tham gia với tư cách một người thủ xướng vào cuộc biểu tình tuần hành
chống đối lại chính thể quân chủ đương quyền tại nước Tây Ban Nha. Nàng
hồi tưởng lại biết bao nhiêu sự kiện đã diễn ra từ chiều đến giờ, nàng bàng
hoàng đến nỗi cảm thấy như cuộc biến động đã thuộc vào một thời kỳ khác,
đã xa lắm, cả về không gian và thời gian.
– Xin hãy tin tôi, thưa Công tước phu nhân, nếu tôi nói chắc chắn với
phu nhân rằng tôi đã gặp nhiều khó khăn đến mức có thể gây nguy hiểm
cho bản thân tôi nữa, khi tôi phải tìm hết mọi cách để giúp đỡ Công tước
phu nhân khỏi vòng tội trạng.
Nàng nghĩ thầm, đây chính là người đã ra lệnh giết hại hàng chục mạng
người, những người chỉ có mỗi một tội là đòi hỏi tự do. Nàng không hiểu ý
tứ trong câu nói quá tế nhị của ông ta, nàng cũng tỏ vẻ không quan tâm đến
điều mà ông ta muốn nói.
– Những khó khăn hiểm họa của ngài Thủ tướng trong công chuyện vận
động nào đó, chẳng quan hệ gì đến tôi, - nàng trả lời với vẻ khinh thị.
Nàng đẩy cửa Thư viện và sững người trước cửa, lạ lùng ngơ ngác. Một
viên cảnh sát trưởng, mặc đồng phục nghiêm chỉnh đứng trước bàn giấy,