Franxitxcô đuối sức dần, cuối cùng bị gục trước số đông. Anh cố lấy sức
vùng dậy, quì trên hai đầu gối, nhưng lại bị đạp ngã xuống một cách tàn
nhẫn. Mặt đầy máu, quần áo rách nát, Gôya gần như bị ngất xỉu.
Mãi về sau Đông Rôđrigơ mới định thần, nhận thức tình hình thực tế,
hắn hạ lệnh cho bọn thuộc hạ ngừng cuộc đánh lộn. Nhưng tình hình nhốn
nháo, ầm ĩ quá, đến nỗi hắn phải hô to đến ba lần, chúng mới ngừng tay.
Bọn lính vừa thở, vừa dãn cả ra.
Đông Rôđrigơ ra lệnh cho hai tên lính vào buồng riêng của Franxitxcô
thu xếp tất cả hành lý của chàng; bốn tên khác, hai đứa nắm hai vai, hai đứa
nắm chân, khiêng Franxitxcô ra khỏi phòng.
Maria Cayettana bước tới định ngăn chúng lại, nhưng cái nhìn lạnh băng
của Gôya đã làm nàng sững lại như bị đóng đinh xuống đất. Gôya không
nói một câu nào, nhưng đôi mắt anh biểu lộ tất cả nỗi chán chường và lòng
thù hận.
*
* *
Con đường về Mađrit như dài vô tận. Cuộc hành trình trở về này biến
thành một con ác mộng, và chính Gôya cũng phải tự hỏi không hiểu làm
sao anh lại chịu đựng nổi? Cuối cùng, anh cũng về đến xưởng vẽ. Giuanitô,
người bạn cố tri, đã đón nhận anh, đặt anh vào giường rồi đi gọi cô gái
Pêpa đến săn sóc. Anh sống lại trong vòng tay những người bình dân giản
dị ấy. Chỉ sau hai tuần, anh đã đứng dậy được và đòi bắt tay vào việc ngay.
Lúc này, cách nhìn của anh đã hoàn toàn thay đổi. Anh từ chối gợi lại
thời gian ở Sôlina, không nghe những lời khuyên của Dapatơ và bạn hữu,
cương quyết không chịu triều kiến Đức Vua - Triều đình đã ra sắc chỉ biếm
truất anh - để mong cầu xin những ân điển và khôi phục lại chức vị. Vẻ
buồn bực, lầm lì, anh yêu cầu đưa bữa ăn lên tận buồng riêng, sống tù hãm
trong một cuộc sống đóng kín kiểu man rợ, không giao thiệp với người nào.
Gôya làm việc suốt ngày, không nghỉ, vẽ đủ các thể loại, vẽ bút sắt, vẽ
mực đen, vẽ những ký họa. Nhất là những tranh biếm họa của anh trong