thời kỳ này đã phản ảnh trạng thái tâm hồn u uất trước cảnh sống tội lỗi và
tù túng của xã hội phong kiến. Anh gọi loạt tranh biếm họa ấy là “những
chuyện kỳ quái”. Những cảnh thể hiện trong tranh thật lạ lùng, quái gở, thật
mỉa mai chua chát, nó có sức mạnh đả kích vào những thế lực đen tối của
xã hội, táo bạo đến nỗi những người vốn ca ngợi tài năng anh, trung thành
với anh nhất cũng phải choáng váng và phát hoảng. Anh tấn công vào mọi
mặt xấu xa trong xã hội Tây Ban Nha lạc hậu, chẳng từ một thói tục, luật
nào, một nếp sống, nếp nghĩ cổ hủ nào. Anh vạch trần trước ánh sáng sự
bóc lột tàn bạo của bọn giàu sang quyền quí đối với người cùng khổ, phanh
phui sự hèn nhát đê tiện trong niềm khát vọng đến tham lam của tầng lớp
trung lưu đang muốn ngoi lên bằng những mưu toan đen tối, phơi bày trước
công luận sự độc ác của con người mất cả lương tri đối với đồng loại. Anh
chê giễu xã hội của những trường đấu, đưa việc tôn thờ nữ thần đấu bò tót
thành những chuyện gây cười, đánh mạnh vào tính khờ dại ngu ngốc của
giới quí tộc. Người ta sợ rồi đến mức anh sẽ tấn công cả Tòa án Giáo hội và
bài xích ca Thượng Đế, nhưng Gôya nói để bạn hữu yên lòng là không bao
giờ anh đả kích vào lòng thương yêu và những ai thành tín đối với Đấng
Cao cả.
Một nhà xuất bản vội vàng tập hợp tranh biếm họa của anh, và cho in
thành tập. Công chúng rất ngạc nhiên và thích thú đổ xô vào mua tập tranh
“Những chuyện kỳ quái”, số ấn bản được phát hành đã bán hết rất nhanh.
Franxitxcô bắt đầu vẽ loạt tranh “Những chuyện ký quái” thứ hai, cũng với
lòng sôi nổi và tinh thần làm việc mê say như vậy. Giuanitô và Dapatơ là
những người đầu tiên phát hiện thấy hình ảnh nữ Công tước Anbơ trong
nhiều nhân vật của các bức tranh. Rồi chẳng mấy chốc cả Mađrit đều nhận
ra nàng dưới bộ quần áo người đàn bà nông dân, rồi dưới dáng dấp một
người mẹ trẻ đứng đối mặt với một đội lính hành quyết, và có bức lại dưới
hình ảnh một cô “maja” tầm thường.
Dapatơ là người duy nhất đưa nhận xét này ra với Franxitxcô, nhưng họa
sĩ, với vẻ lãnh đạm, yêu cầu anh bạn không nhắc đến chuyện ấy. Những
người bạn gần gũi nhất của Gôya cũng không thể hiểu đó là sự ám ảnh