Những bức họa “maja* được vẽ trong thời kỳ này đều là chân dung nàng
Công tước. Thủ pháp tuyệt diệu sử dụng màu sắc và thể hiện trang phục
của cô gái đã làm cho bức họa “maja mặc trang phục” trở thành kiệt tác
vượt trên cả bức họa “maja khỏa thân” mà trong đó thân hình cô gái được
thể hiện bằng những đường nét hết sức tinh tế.
Năm 1800, Gôya vẽ một bức chân dung tập thể cả Hoàng gia, một đoàn
người gồm mười bốn nhân vật thật sinh động, trong đó có cả chính bản
thân họa sĩ tự họa cùng với những đứa nhỏ (một đề tài yêu thích của họa sĩ)
và cả một đứa bé sơ sinh. Mỗi một dáng vẻ đều biểu lộ rõ tính cách riêng
của con người; tất cả những cặp mắt nhìn đều sống động, sắc sảo và cái bản
lĩnh tự chủ, sáng tạo gần như siêu phàm của Gôya đã biến một công việc
đặt hàng buồn tẻ thành một tác phẩm đặc sắc và nhân đạo.
Cuộc chiến tranh 1808, với một loạt biến động về chính trị không có
những ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân Gôya. Dưới triều đại Giôdép
Bônapactơ, Gôya được giao nhiệm vụ phải chọn năm mươi bức họa trong
bảo tàng hội họa của Tây Ban Nha, theo lệnh chỉ của Nhà Vua để đưa vào
Viện Bào tàng của Hoàng đế Napôlêông.
Về việc ấy, nhân dân Tây Ban Nha vẫn ghi một mối ác cảm đối với anh,
song họ cũng quên ngay mối hờn ấy, khi vua Fecđinăng VII trở lại ngai
vàng kế nghiệp các triều vua Tây Ban Nha.
Trong khoảng thời gian này, Gôya đã vẽ bộ tranh khác, “Những thảm
họa chiến tranh”, một trong những lời tố cáo mạnh mẽ nhất, chống lại
những hành động tàn ác của bọn xâm lược. Một loạt tranh vẽ về chi tiết các
cuộc đấu bò tót được hoàn thành vào năm 1816 như muốn kéo nhà họa sĩ
đã bảy mươi tuổi quay trở lại những thú vui của thiếu thời. Tuy nhiên, ông
vẫn tiếp tục vẽ chân dung, và bức chân dung tự họa cuối cùng của ông vẽ
vào năm 1815, đôi mắt ông trong bức họa như chiếu đi một cái nhìn lạnh
lùng và khắc nghiệt vào cuộc đời điên loạn.
Đến năm 1824 Franxitxcô Gôya không còn được trọng vọng đối với
Vương triều tự trị trong nước nữa. Ông bỏ sang cư trú tại nước Pháp. Ông