kiện sống tạm bợ và thiếu thốn, không chút phản ứng. Trái lại, đám
“matađo” thì phản đối gay gắt. Franxitxcô thường ngày rất ít quan tâm đến
chuyện ăn ở, bị bất bình chung của đồng nghiệp lôi cuốn nên hai ngày sau,
anh cũng tỏ vẻ cáu kỉnh, bất mãn.
Thông thường những chàng “matađo” có thói quen ăn qua loa bữa ăn
sáng, chờ khi buổi diễn đấu kết thúc mới chén một bữa thịnh soạn.
Franxitxcô không quen với cách sống ấy, nên cứ chiều tối đã thấy đói cồn
cào. Vào tối ngày thứ ba tại đây, khi rời khỏi trường đấu, cùng với
Giuanitô, anh chỉ còn nghĩ đến bữa tối. Giuanitô, anh chàng phàm ăn, lúc
nào cũng ăn được, đã chuẩn bị bữa chén.
– Tối nay mình định làm món thịt cừu băm nhỏ trộn với dầu và tỏi, chiên
thơm lên với hành củ, sau sẽ hầm với gạo. Anh thấy thế nào?
– Tốt thôi, nhưng hôm qua, hôm kia ta cũng ăn thế rồi.
Bỗng Franxitxcô đứng lại trước một tấm biển son viết nguệch ngoạc,
đang lật bật run lên trước gió. Nét mặt anh sáng lên:
– Tại sao chúng mình lại không chén một bữa ngon ở quán rượu nhỉ.
Được ngồi vào bàn ăn trước món “paella” ngon lành với một chai “clarêtê”
hoặc “vinô nêgrô” thì khoái biết mấy.
Giuanitô, quấn chặt tấm áo choàng vào người và thở dài.
– Rét này mà làm một chai “vinô nêgrô” thì tuyệt!
Nhưng anh ta vẫn đứng yên không tiến thêm bước nào đến gần cái
“pôđađa” ấy.
– Ta vào đi. Cậu nói đúng, rét thật. Trong quán đang đốt lò sưởi.
– Lửa thì mình về đốt cũng được. - Giuanitô lẩm bẩm.
– Cậu sao thế. - Franxitxcô kinh ngạc hỏi, vẻ sốt ruột.
– Họ không tiếp chúng mình trong ấy.
– Có mà bạn! Mình chưa từng gặp lão chủ quán nào lại chê cái mũi dài
và cặp mắt ti hí của Đức Vua Sác-lơ đệ tam, nếu hình thù ấy được đúc trên
một đồng “duca” tròn trịa. Hôm nay lão chủ Môncađa thưởng mình thêm