thật hết sức đau thương.
Thầy giáo: “Điểm đặc sắc của Vltava là ở chỗ nội dung cùng tiết tấu
không ngừng lặp đi lặp lại… Vậy tiết tấu được lặp lại này biểu đạt cái
gì?”[Vltava: chương thứ hai của liên khúc thơ giao hưởng Má vlast (Tổ
quốc tôi), tác giả: Bedrich Smetana (Séc).]
An Ninh: “Lặp lại… Lặp lại… Ực… Chính là… Dãy số thập phân
tuần hoàn vô hạn…”
Cả hai bên đều không hiểu gì.
Thầy giáo nghiêm mặt: “Vậy, em thấy giai điệu này thích hợp vận
dụng vào chỗ nào? Biểu hiện cảm xúc gì?”
An Ninh nhỏ giọng nói: “Thích hợp làm đồng hồ báo thức…”
Thầy giáo: “Cuối giờ em ở lại gặp tôi một chút.”
Đây là lần đầu tiên trong đời Lý An Ninh bị bắt ở lại sau giờ học.
Tất cả học viên vừa ra về vừa nhìn cô cười trộm, sau khi người cuối
cùng liếc mắt rời đi, An Ninh bị thầy giáo gọi vào, úp mặt vào bảng đen mà
suy nghĩ lỗi lầm.
Vltava (La Moldau) được trích từ liên khúc thơ giao hưởng Tổ quốc
tôi của Smetana. Với nhạc điệu tinh tế uyển chuyển, nhạc sĩ đã khắc họa
phong cảnh tươi đẹp ven bờ sông Vltava, miêu tả phong tục tập quán của
người dân Séc, bằng những nốt nhạc mang phong cách riêng thổ lộ tình yêu
tha thiết với tổ quốc… Tình yêu…
An Ninh bắt đầu hoa mắt, con ngươi đảo một vòng, liếc nhìn về phía
danh sách học viên được khen thưởng viết ở góc bảng đen.