BỨC TRANH MÀU XÁM - Trang 17

quả như thế nào, chú mầy có chịu dạy cho không. Mầy nói vòng vòng làm
tao nóng ruột.
Thúy giọng kẻ cả :
- Mầy vẫn còn tính bộp chộp. Chuyện đâu còn đó. Rồi tao cũng đi đến kết
luận chứ. Này nhé, chú Ngọc bảo tao là chú bận lắm, chú không có giờ
rảnh, tao bèn đi một đường…
Tôi cắt ngang :
- Thì mầy cứ nói là tao học vào giờ nào chú rảnh.
Thúy gắt :
- Mầy im tao nói. Thì tất nhiên là tao đi một đường bảo lại rằng mầy học
chiều chiều cũng được. Ông lại nói tại sao mầy không đi học ở mấy trường
hội họa vẫn mở ra nhiều nơi. Tao nói mầy không thích đi. Cuối cùng ông
gật đầu đại.
Tôi reo lên :
- Thật há !
- Không lẽ tao nói láo.
Hai đứa nói chuyện tới đó thì chuông vào lớp reo lên. Câu chuyện bị cắt
đứt nhưng tôi hiểu là mình sắp được thỏa mãn nguyện vọng.
Kể từ hôm đó, mỗi buổi chiều sau giờ tan sở của chú Ngọc, tôi đến nhà
chú. Dĩ nhiên tôi đã phải trình bày với mẹ tôi sở nguyện đó. Khi nghe, mẹ
tôi không tỏ ý chỉ trích, nhưng sự bằng lòng của bà không khuyến khích tôi
được tí nào. Thôi kệ, miễn mẹ bằng lòng là được rồi. Tôi thừa hiểu là mẹ
tôi không thích cho tôi đam mê một nghệ thuật như vậy. Một nghệ thuật mà
những kẻ làm nghệ thuật đó được coi như tượng trưng cho giới bừa bãi.
Mấy ông họa sĩ, danh từ có pha một chút mỉa mai nào đó mà người đời
thường dùng để ám chỉ mỗi khi nghe ai nhắc đến người cầm cọ. Mẹ tôi,
một người đàn bà mẫu mực và nguyên tắc. Một người đàn bà lý tưởng
trong xã hội nhưng hết sức xa lạ và lạnh nhạt trong gia đình. Tôi bắt đầu
học nơi chú Ngọc những nét chấm phá đầu tiên trên khung vải. Từ những
hình vẽ phối cảnh, cho đến lúc tôi cầm cây cọ pha màu, tôi đã tưởng như
mình không còn là riêng mình nữa mà đã lệ thuộc rất nhiều vào một người
đã đưa tôi đến những hiểu biết hôm nay về ngành hội họa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.