BỤI CAY MẮT NGƯỜI - Trang 169

***

Làng tứ bề là sông. Nước dập dềnh xung quanh. Giao lưu với bên

ngoài, độc nhất một bến sông có mấy con đò nhỏ, mới đây mới có sà lan
bằng máy chạy phành phành. Có người bảo tiếng phành phành của máy làm
mất mỹ quan làng. Phải đơn sơ cổ kính mới giữ được đầy đủ văn hóa làng.
Mọi nơi vẫn gọi đây là làng cổ, cây đa bến nước mái đình đầy đủ. Đặc
trưng nên điển hình, có nhiều báo chí viết. Trước đây các cụ sống bằng
nghề gốm, thăng trầm lịch sử thời gian đưa đẩy làng làm bánh đa nem,
sống đạm bạc với nghề, giữ lấy lề, thói quê.

Chỉ trong một thời gian ngắn mà những bậc cao niên trong làng ngã

xuống nhiều quá. Cây đa ngoài đình cũng xao xác. Ngôi làng tan tác đưa
ma. Những cây cổ thụ trong khu rừng đổ xuống thì cây con sẽ thế nào? Số
phận của những ngôi nhà cổ cũng tương tự, từng chiếc ngã xuống, về với
bóng dáng ký ức ngày xưa thôi.

Thằng Ngán em tôi biến mất, không tin tức trong vòng năm năm thì

trở về. Nó về cùng với Xường, với vai trò là những người sẽ thi công cây
cầu bắc qua sông để vào làng tôi. Để ngôi làng thâm căn cố đế như một hòn
đảo giữa sông nước sẽ có cơ may phát triển. Người già mất đi thì người trẻ
chẳng muốn giữ nề nếp của làng nữa. Cũng chẳng muốn ngôi làng của
mình mãi là một lão già hom hem. Họ không muốn chịu khổ thêm. Bằng
cách nào đó, Xường và Ngán đã tìm thấy nhau, và tìm thấy nhà đầu tư.
Quyết định xây cầu là từ cấp dưới lên cấp trên. Làng phải giao thương, phát
triển công nghiệp làng nghề, phải cho ôtô vào tận ngõ chở hàng.

Không nằm trong mục đích kiến thiết thôn quê, Xường và Ngán muốn

trả thù dân làng, những người đã làm phật ý họ. Hai người bàn nhau sẽ phải
trả thù, trả tất cả.

- Em uất lắm, ngày trước, chúng khinh em lên mặt, giờ phải bắt chúng

nó phục tùng em. Anh yên tâm, em cũng sẽ giúp anh hả giận. Lẽ ra anh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.