chạm vào em, không hồi phục được. Em chỉ thích ở bên anh thôi. Này,
nhưng em báo cho anh một tin, em có mang rồi đấy”. Quân hỏi: “Với ông
già à?”. “Không, của anh đấy, nên bỏ hay để?”. Quân chỉ bảo cứ để rồi tính.
Lát sau, anh cảm giác ông già mình đáng thương quá. Dù có lúc nói chuyện
với anh ông mất ngọt mất nhạt. Như vừa rồi, anh chỉ nhếch mép. Nói nhiều
không phải là bản chất của người có học như anh. Cái nhếch mép chứa
đựng nhiều ẩn ý sâu xa. Quân hơi nghiêng đầu bảo Thanh Thanh: “Cũng
chịu em đấy. Một người nhiều kinh nghiệm như bố anh em cũng lừa được”.
“Anh quên à? Yếu đuối trước phụ nữ còn là bản chất của mấy lão già. Thôi,
anh đưa em vào nhà nghỉ đi, em nhớ lắm rồi. Sau đó mình nói chuyện tiếp.
Em chỉ cần tiền của ông ấy thôi”. Quân đồng ý, phóng ra ngoại thành...
6
In xong tập thơ, giáo sư Mẫn ăm ắp cảm xúc sáng tác. Mỗi ngày ông
viết một bài, có ngày hai. Nhưng đọc lại, ông thấy xót xa vì thơ ông vẫn
thiếu điều gì đó. Ông ao ước viết ra những vần thơ siêu thoát, chuyển tải
được ý đồ tư tưởng thâm hậu, bác học. Kỳ thực khó khăn không lối thoát.
Thơ ông vẫn rơi vào lối mòn, tăm tối. Có thời gian rỗi, ông chăm đi đền
chùa cầu khấn. Chú em ngày xưa lái xe cho ông, giờ thi thoảng ông gọi cậu
ta đến. Ông vẫn có xe riêng. Cầu cho mình viết hay hơn, khỏe mạnh hơn,
và có khả năng hồi xuân chút ít. Nói chung ham muốn của ông còn nhiều,
mà ham muốn nào cũng khó thực hiện. Một mực ông vẫn thích hành hạ ba
con chó mỗi ngày. Ông không thể dừng, ngứa chân ngứa tay làm sao nếu
mỗi ngày không lôi chó ra và quật vào chúng. Ngẫm nghĩ lại, đọc thơ có
thể làm trong trẻo tâm hồn. Người làm thơ cũng có thể gột rửa được phần
nào tâm hồn. Giáo sư Mẫn mỗi ngày lại thấy tầm quan trọng của thơ đối
với đời sống ông.
Giấc mơ bị toàn thân lở loét và chính tay ông phải tự cắt bỏ phần thịt
thối rữa của mình trở đi trở lại. Ông không muốn nó xuất hiện, nhưng nó
vẫn xuất hiện. Đồng hành với nó là giấc mơ ông thấy mình đạo mạo quát