mặt. Một người béo đi đứng khó khăn, vừa đi vừa lau mồ hôi trông rất
buồn cười.
Tôi bật cười.
Nhìn ánh mắt ông quản gia tôi biết ông đang nói tôi cười rất đúng lúc. Như
vậy tôi khỏi cần lên tiếng chào vị khách kia.
Thổ ti La Tuyết Ba lên tiếng, trong giọng nói đầy tạp âm "Trời đất ơi,
người cười kia chính là cháu ta". Ông ta vẫn nhớ từ mấy đời trước chúng
tôi có quan hệ thân thuộc họ hàng với nhau. Con người đi lại khó khăn này
đến trước mặt tôi, ông ta lay hai vai tôi như lay một người đang ngủ say,
giọng nói nghe như đang khóc "Cháu Mạch Kỳ, tôi là cậu của cháu đây".
Tôi không đáp lời, chỉ quay đi nhìn ráng chiều rực rỡ.
Không phải tôi muốn ngắm nhìn ráng chiều mà chỉ là không muốn nhìn
mặt ông ta. Khi tôi không muốn nhìn cái gì đó, tôi thường ngước lên nhìn
trời.
Thổ ti La Tuyết Ba quaysang ông quản gia nói "Trời ơi, thằng cháu tôi
đúng là như người ta nói".
Ông quản gia hỏi "Ông nhận ra rồi à?"
Thổ ti La Tuyết Ba nói với tôi "Cháu đáng thương, cháu có nhận ra cậu
không? Cậu là La Tuyết Ba của cháu".
Bỗng tôi lên tiếng khi ông ta không ngờ tới. ông ta cứ nghĩ thằng cháu ngớ
ngẩn của ông gặp người thân chắc là không dám nói năng gì.Tôi nói
"Chúng tôi rang nhiều gạo lắm".
Cái khăn lau mồ hôi trong tay ông ta rơi xuống đất.
Tôi nói "Dân bên nhà ông đói không có cái ăn, tôi rang gạo cho họ ăn, họ
về cả rồi. Nếu không, thóc rơi xuống đất mọc mầm, mà họ thì không có cái
gì để ăn". Lúc tôi nói ra điều đó, mùi gạo rang vẫn còn phảng phất trong
khu nhà tôi ở. Chim từ các nơi cũng bị mùi thơm gạo rang hút đến chung
quanh nhà. Vào lúc hoàng hôn, đàn chim lượn vòng hót tiếng cuối cùng kết
thúc một ngày.
Nói xong câu ấy, tôi lên lầu, về phòng mình.
Trên lầu, tôi nghe thấy tiếng ông quản gia chào Thổ ti La Tuyết Ba.Thổ ti
La Tuyết Ba cứ ngỡ cái thằng con ngớ ngẩn của nhà Mạch Kỳ sẽ đối tốt với