cướp họ thường khai là bị trộm, đành cắn răng chịu cho quân gian ngon lành
chia tay nhau những của đã lấy được.
Kết quả của tình thế ấy, ai cũng rõ : nơi thôn quê, có tiền là phải đem
giấu, đem chôn. Hễ có máu mặt, là đêm đêm không dám công nhiên ngủ
trong nhà, phải lần ra chuồng trâu chuồng bò để ngộ có động, là tháo thân
cho dễ. Cũng vì một nhẽ ấy, họ không dám ăn mặc, tiêu pha, họ không dám
đem tiền ra kinh doanh, buôn bán. Sự kinh tế trong nước ngừng trệ, một
phần là vì cái nguyên nhân ấy.
Tình cảnh kia không thể để lưu liên mãi được. Sự canh phòng ở thôn
quê cần phải tổ chức một cách phân minh hơn. Cần phải lập nên một bộ
phận coi riêng về các việc trị an, giúp việc cho các viên chức cai trị và các
tòa Nam án. Bộ phận ấy, có nhiệm vụ rõ ràng, có trách nhiệm hẳn hoi, sẽ
phải hết sức tìm phương pháp ngăn ngừa những sự cướp bóc nơi thôn dã.
Dân cư sẽ được an cư lạc nghiệp : một điều rất cần cho sự tiến hóa sau lũy
tre xanh.
III. MIẾNG THỊT GIỮA LÀNG
BÀN về vấn đề công điền, tôi có nói đến sự tôn-ti á thánh ở nơi thôn ổ.
Sự tôn-ti ấy, con có người cho là gốc của trật tự, nền tảng rất vững của
xã hội Annam. Đã bao nhiêu thế kỷ, dân ta nhờ đấy mà được hưởng một đời
êm đẹp, nước ta nhờ đấy mà trở nên thịnh vượng.
Trong gia đình, tránh được sự hỗn độn, chính là công của sự tôn-ti, của
chủ nghĩa kính thượng ; con nhất nhất phải nghe lời cha, em nhất nhất phải
nghe lời anh. Có trên dưới phân minh như vậy, gia đình mới hòa thuận đáng
khen. Ngoài làng cũng vậy, tùy theo phẩm tước, tùy theo giàu nghèo, mà
định phận mọi người : chiếc chiếu của một phần tử của xã hội không thể di
dịch được. Người ngồi dưới chỉ còn có việc lặng yên nghe lời dạy bảo của
người ngồi trên, và lặng yên thừa hành những công việc đã giao phó cho
không được cãi, được bàn, được phật ý. Đế vương xưa chỉ dạy dân thờ
người trên và biết nghĩa vụ của mình, còn quyền lợi, dân không cần biết đến,