viên. Hội đồng hương chính là cơ quan của làng, phàm mọi việc chi thu đều
phải có hội đồng chuẩn y.
Hội đồng hương chính đã do làng tuyển cử ra, thế tất phải chú trọng
đến ý nguyện của làng và trổ tài trông nom việc công như một nghị viện,
trong một nước văn minh !
Nhưng đó chỉ là bề mặt. Đối với chính phủ, thì họ vẫn phân minh lắm.
Công việc vẫn ra vẻ rành rọt, có kỷ luật ; ông muốn có biên bản, thì sẽ có
biên bản hẳn hoi ; ông muốn có sổ chi thu có những số xuất nhập rất thăng
bằng, ông muốn làng có quỹ, làng sẽ đưa ông những số tiền phân minh, khi
ông đến khám.
Nhưng đó chỉ là đối với chánh phủ. Trong làng với nhau, hội đồng
hương chính vẫn không có quyền gì. Sổ chi thu chỉ có những con số hờ, tiền
chi phí trong làng vẫn tan trong tay bọn đàn anh, bọn sừng sỏ ăn trên ngồi
chốc.
Trên nhất, ngồi ung dung trên chiếc chiếu cao hơn hết, là ông tiên chỉ
hay thủ chỉ. Ông tiên chỉ có quyền hành hơn ai nấy hết, ông không biết chữ
phục tòng là gì, trừ ra khi nào ra khỏi lũy tre xanh. Ông ấy có khi một mình
một cỗ, không có mặt ở làng cũng vẫn để nguyên mâm cỗ bày lên chiếu, rồi
đem đến tận nhà ông.
Thứ đến bọn kỳ hào, lý trưởng, đương thứ, lý trưởng cựu, lý làng, lý
thôn, trương tuần, khán thủ… tùy theo chức tước mà ăn và nói. Chính bọn
kỳ hào này là đàn anh trong làng, nhất nhất mỗi việc đều có họ dính tay vào,
mà phần nhiều là để tìm sơ múi cả.
Dưới nữa là bọn xã nhân, cán xã, đành lép về ngồi chiếu dưới, không
có quyền hành lợi lộc gì. Nhưng họ còn tự túc, tự mãn khi tự so sánh với
hạng bạch đinh là hạng dân nghèo đói rách, khổ sở, chỉ có quyền phục tòng,
chỉ có quyền cúi đầu vâng lệnh, chỉ để cho người bóc lột, áp chế, không
mong gì nhấc đầu lên được.
Cải lương hương chính đã hoàn toàn thất bại. Sau lũy tre xanh, dân quê
vẫn miên man sống theo lề lối cũ, trong sự cạnh tranh đê hèn về tước vị, về