BÙN LẦY NƯỚC ĐỌNG - Trang 29

Viết đến đây, tôi sực nhớ : đến một vụ án xảy ra gần đây ở tỉnh Thái-

bình. Một người làm chính trị phạm được bầu làm chánh hội, bèn bỏ hẳn sự
tôn ti ở ngoài đình, ông muốn ai nấy cũng bình đẳng, ngồi chiều ngang nhau
cả. Kết quả việc cách mệnh ấy, không nói ai cũng rõ : ông bị ngờ là làm
cộng-sản.

Ông chánh hội ấy đã tìm được then chốt của sự cải cách xác đáng trong

hương thôn. Ta cần phải trừ – như trừ trùng – cái chế độ tôn ti, cái chủ nghĩa
phục tòng kính thượng nó tác oai tác quái, đã quá lâu trong làng, trong nước
ta. Một làng, muốn ra hồn một làng, phải là một hội, trong đó ai cũng có
chừng ấy quyền lợi, chừng ấy nghĩa vụ, để mưu tính một cuộc đời chung, có
đoàn thể, lại có cả tự do nữa. Muốn cái làng của ta trở nên một làng đáng
sống, một làng văn mình, không có gì khác : ta cần phải tưởng lệ những đàn
anh có cái óc cách mệnh như ông chánh hội kia và nhất là cần phải nâng cao
trình độ trí thức của dân quê.

IV. PHÁ ĐÌNH

CÓ làng, phải có đình. Đó là một ý kiến đã ăn rễ sâu vào trong óc dân

quê, từ xưa đến nay không di dịch.

Đó cũng là một cái mầm họa lớn cho nước, một sự trở ngại cho sự tiến

bộ của dân chúng.

Những người bảo thủ, nghe câu nói ấy, không khỏi nhao nhao lên phản

đối : « Ấy chết ! sao lại ăn nói thế. Đình là tiêu biểu cho làng Annam ; đình
là dấu vết thiêng liêng của tư tưởng ông cha ta ; đình là nơi hội họp của dân
để bàn đến việc ích chung, để nhớ ơn thành hoàng, người đã có công lập
nên làng
».

Cái đình, theo họ, là sự hun đúc của di phong đáng yêu đáng quí. Nó rất

cổ, nó rất nên thơ. Dân chúng cần có một tín ngưỡng : đình làng chính là cơ
sở của tín ngưỡng ấy.

Dân chúng cần hợp quần để mưu hạnh phúc chung : đình là giây thân ái

liên lạc người cùng làng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.