Vậy điều cần nhất hiện giờ, là sự « tự do uống rượu » hay nói cho đáng
hơn, là sự « tự do không uống rượu ».
V. ĐỘI KHÔNG QUÂN NAM VIỆT
NÓI đến rượu phải nói đến thuốc phiện. Hai chất thuốc độc bao giờ
cũng đi đôi với nhau, người ta nói đến chất này không thể bỏ sót được chất
kia. Cũng như về phương diện chính trị, ta nói đến ông Phạm-Quỳnh, phải
nói đến ông Nguyễn-văn-Vĩnh, nói đến ông Bùi-quang-Chiêu, phải nói đến
ông Nguyễn-phan-Long.
Cứ xét theo sự thực, thuốc phiện đối với dân quê tai hại không sao bằng
được rượu. Nếu rượu là một thứ xa xỉ phẩm của dân nghèo, thì thuốc phiện
là một thứ : xa-xỉ phẩm của nhà giàu, của những người hạng trung-lưu trong
xã hội. Song cái hại của thuốc phiện kém phần rộng lại hơn phần sâu. Người
uống rượu tuy nhiều nhưng ít người nghiện ; còn người nào đã thường dùng
đến ả phù dung, có nghị lực lắm mới thoát khỏi sự mê đắm trụy lạc.
Người hút thuốc phiện như người đứng trên một cái giốc, dưới chân là
một cái vực sâu thẳm. Đã xuống giốc rồi thật khó mà leo lên được. Đã
xuống giốc, không những thân thể gầy yếu đi tâm hồn cũng dần dần trụy lạc.
Người ta thường chế riễu thân hình người nghiện : vai so, cổ rụt, môi thâm,
những triệu chứng của những cơ thể suy mòn. Nhưng ít ai để ý xét đến tinh
thần của người nghiện ; bao nhiêu chí khí, bao nhiêu đức tính tốt đẹp của
người dần dà theo khói thuốc tan ra hư không cả. Người nghiện thực thụ chỉ
còn một lạc thú, một mục đích, một lý tưởng : hút. Không còn ai có thể nhờ
họ để mưu tính những công cuộc cần đến ý chí, cần đến lòng bác ái : lòng họ
đã khô, tình cảm đã cạn. Đó là chưa kể cái hại dị lại cho con cháu cha đã yếu
ớt, con khó lòng mà thành người tráng kiện, tinh thần sảng khoái được.
Vì vậy, ở khắp thế giới, đâu đâu người ta cũng nỗ lực khai chiến với
thuốc phiện. Ở các nước Âu, Mỹ, họ cấm ngặt không cho hút hoặc lưu trữ
thứ : thuốc độc ấy ; ai phạm phép sẽ bị phạt rất nặng. Con yêu phù dung vì
vậy chỉ tác quái ở Á-đông. Nước Tàu là nơi nó hoành hành nhất. Nhưng