bảo rất là rực rỡ. Dân quê ta có thể lấy đó làm gương nếu bọn đàn anh trong
làng bỏ được lòng vị kỷ lớn lao của họ đi, không lẫn việc công với việc tư
nữa, và lúc nào cũng mưu sự ích lợi chung. Nghĩa là dân quê cần phải có
học đã.
Còn hiện giờ, chúng tôi mong nhà đương cục có thể để ý đến tệ nhũng
của chế độ công điền và tìm cách trừ khử đi, khiến sự quân cấp được công
bình và khiến cho dân cùng đinh được dự chút phần vào quyền trồng trọt
công điền.
VIII. ĐỒN ĐIỀN
CHẾ độ đồn điền là một chế độ mới.
Ngày xưa, hồi nước Nam ta còn như các nước láng giếng. Xiêm-La,
Nhật-Bản sống trong giấc mộng chung của các dân tộc miền đông châu Á,
công cuộc thực dân không bao giờ thiên ra chế độ đồn điền cả. Không bao
giờ có những đại điền chủ ruộng thẳng cánh cò bay hay quyền sở hữu trên
những đồi núi trùng điệp, trồng trọt hay bỏ hoang.
Nhưng, văn mình Âu, Mỹ tới, và cùng với nền văn minh, với sự tiến bộ
người ta thấy hiện ra chế độ đồn điền, một phương pháp khai khẩn của bọn
đại tư bản thạo việc lý tài.
Mới đầu là những ông cố đạo, rồi đến những quan lại về hưu, rồi đến
những công ty vô danh đua nhau xin khai khẩn đồn điền để giúp cho sự mở
mang của xứ Đông dương. Lẽ tự nhiên là cũng để giúp họ làm giàu nữa. Vài
năm sau khi cờ ba sắc phấp phới ở Hà-Nội, chế độ đồn điền đã có vẻ phởn
phơ lắm : năm 1890, rải rác khắp Đông dương đã có tới một trăm sở đồn
điền của người Pháp, khai khẩn có tới hơn mười một ngàn mẫu tây.
Từ năm ấy trở đi, các ông chủ đồn điền càng ngày càng nhiều, những
đất đem khai khẩn càng ngày càng rộng. Thật chẳng khác gì một đám cỏ lan
ra trên khoảng đất mầu mỡ. Riêng năm 1907 chẳng hạn, đất đem làm đồn
điền cũng có đến hơn mười ngàn mẫu tây. Đó là một chứng cớ chắc chắn
rằng hồi ấy mở đồn điền là một mối lợi lớn, và có lẽ cũng bắt đầu từ hồi ấy,