trên dư luận thế giới xứ Đông dương có tiếng là một xứ giàu có, chỉ việc cúi
xuống là nhặt được hàng triệu bạc.
Cái tiếng tốt ấy gặp được dịp may càng thêm ầm ỹ. Năm 1907, người ta
quay đầu về những khoảng đất đỏ hay xám mênh mông, những khoảng đất
mầu mỡ để trồng cao-su. Các nhà lý tài sung sướng hỷ hả như nhìn thầy
đồng vàng lớn. Những sở đồn điền cao-su bỗng dưng phát ra ở trong rừng
miền Nam như bụt mọc. Tiền lãi chảy vào tay các nhà đại tư bản như thác :
thử tính mà xem, hồi ấy mỗi ki-lô nhựa cao-su trị giá có đến hai mươi nhăm
quan tiền tây, mà trái lại, công các cu-ly mồ hôi nước mắt lấy được dựa thì
rất ít, rất hạ.
Chế độ đồn điền lúc đó mở mang lắm. Trong Nam, bên Cao-mên, thì là
đồn điền cao-su, ngoài Bắc, thì là đồn điền cà-phê, hay đồn điền cấy lúa.
Chợt đến năm 1914, cuộc Âu-chiến bùng nổ ra ở Tây phương. Công
cuộc khai thác Đông dương bằng chế độ đồn điền vì thế bị ngừng trệ trong ít
lâu. Nhưng sau hồi Âu chiến, người ta lại bắt đầu mở máy. Giá cao-su thấy
cao lên dần ; đồn điền trồng cao-su tất nhiên là thấy rộng mãi ra… cho đến
năm 1930, những đất dùng làm đồn điền có đến hơn một triệu mẫu tây, mà
trong số đó, đồn điền cao-su chiếm tới 70 vạn mẫu. Ai bảo nước Nam ta
không có những con số khổng lồ.
Năm 1930 là năm đầu tiên của sự khủng hoảng về kinh tế. Số người xin
mở đồn điền từ đấy thấy thưa dần ; lợi đã hết, công cuộc khai thác cũng hết.
Trong những năm chán nản ấy, chỉ có nhà băng Đông Pháp là vững tay
chèo : các đại điền chủ khác đều hoặc thua lỗ, hoặc có khi bị mất cả cơ
nghiệp.
Trái lại, nhà băng, chủ nợ của bọn ấy, đem bán đấu giá những cơ sở
điêu linh, nghiễm nhiên chiếm lấy những khoảng đất mênh mông, mà chỉ
phải trả một giá rất rẻ.
Nhưng, năm nay kinh tế đã bớt khủng hoảng, thì rồi đây, thể nào đồn
điền sẽ lại thêm ra nhiều, và sẽ lại có nhiều nhà hằng tâm ra tay giúp cho