hoa, thì khó lòng mà thiên vào nơi xứ sở mới được. Có lẽ một phần lớn vì
thế, mà công cuộc di dân vẫn chưa có kết quả mỹ mãn.
Đạo nghị định riêng ngày 20-3-1936 về tiểu doanh điền cũng dựa theo
cái quan niệm cũ của dân quê để mong giải quyết vấn đề di dân. Theo đạo
luật ấy, một người hay một hội có thể đứng lên xin đồn điền rộng tới 500
mẫu tây để di dân đến khai khẩn. Người ấy, hội ấy sẽ là ân nhân của dân, sẽ
coi như là một ông chủ và sẽ chịu hết trách nhiệm đối với chính phủ trong
vòng mười năm sẽ được miễn thuế. Hết 15 năm, sẽ có một hội đồng đến
xem xét : nếu lúc đó khai khẩn chưa xong, hội đồng có thể ra thêm một hạn
5 năm nữa. Nhược bằng ruộng đất đã khai khẩn hết, người ân nhân sẽ được
một phần ruộng lớn, nhưng không bao giờ quá một phần tư số đất đã vỡ, còn
bao nhiêu thì đem quân phân và đem lập làm công điền. Người ân nhân lại
có thể được hưởng hàn lâm hoặc có khi được bắc đẩu bội tinh nữa.
Tuy có nhiều quyền lợi như vậy, số người muốn làm ân nhân rất là ít.
Là vì những nhà giầu ở xứ mình thường thường rút rát và vì đã no đủ rồi,
không còn thiết làm ơn cho ai nữa : ở ngay làng họ, họ đã có đủ thế lực, có
đủ danh vọng, họ còn hơi đâu mà mua việc vào mình. Muốn cho công cuộc
di dân có kết quả tốt tươi, không thể nhờ vào họ được, phải nhờ đến những
người có lòng xả kỷ, có chí quả cảm, mà những người như thế rất ít và
thường thường lại rất nghèo.
Vì vậy có người bàn nên giao công cuộc di dân cho một cơ quan của
chính phủ, có tiền nhiều, có thế mạnh, có đủ phương pháp để tiến hành công
việc. Đó cũng là một ý kiến hay, nếu cơ quan ấy không có những đặc điểm
của những công sở : chậm chạp, bệ vệ, và đầy giấy má. Một cơ quan không
có tính cách công sở ; một cơ quan luôn luôn săn sóc đến dân nghèo, đem
đến miền thực dân. Một cơ quan vừa theo đuổi công trình thực dân lại vừa
tận lực làm cho dân có nhà ở sáng sủa, cao ráo, có một cách sinh hoạt hợp
vệ sinh, và nhất là có một tinh thần mới, một bộ óc văn minh.
X. NẠN CHO VAY NẶNG LÃI Ở THÔN QUÊ