CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐI
Chân lý tương đối là những sự thật còn nằm trong đối đãi đối trị nhau. Những
sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đối nóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động
đối tịnh, sanh diệt đối vô sanh...Còn sanh hoạt trong tương đối thì, có xấu phải có tốt,
có thiện phải có ác, có khổ phải có vui..., chúng ta không thể chối cãi sự thật ấy được.
Chỗ khôn ngoan của chúng ta là, khéo lợi dụng cái này đối trị cái khác, để tiến lên
đúng nguyện vọng của mình. Như lương y biết bệnh biết thuốc, khéo dùng thuốc trị
lành bệnh cho người. Phật pháp là những phương thuốc trị lành bệnh cho chúng sanh,
nên gọi Phật là Ông vua thầy thuốc (Vô thượng y vương). Ở đây, chúng ta chỉ đơn cử
vài lối đối trị để làm sáng tỏ lẽ này.
Sáng
đối tối. Chúng ta biết tối không phải tự nó tối, mà do nhân duyên thiếu
ánh sáng. Nếu ta khéo tạo điều kiện - đèn dầu, đuốc, đèn điện...- cho nó ánh sáng thì
bóng tối tự mất. Ngược lại, muốn có bóng tối cũng như thế. Đây là cái tối, sáng của
hiện tượng bên ngoài. Đến cái tối, sáng tinh thần bên trong của chúng ta cũng có nhân
duyên. Nhân thiếu học, thiếu đọc sách khiến ta tối dốt. Dùng ánh sáng học tập đọc
sách... thì cái tối dốt dần dần tiêu diệt.
Nóng
đối lạnh. Chúng ta nhân chạm khí lạnh, gió lạnh, nước lạnh... nên phát
lạnh run. Biết thế, chúng ta phải tạo điều kiện cho có hơi nóng để đối trị, như đốt lửa
hơ, lò sưởi ấm, mền bông trùm... Ngược lại, gặp khí nóng chúng ta phải dùng các thứ
lạnh trị, như nước, gió, máy điều hòa... Nếu lạnh trong thân thì dùng thuốc nóng trị.
Khổ đối vui. Khổ có nhiều loại: khổ do đói rét, khổ do bệnh tật, khổ do vô minh
phiền não... Nếu khổ do đói rét, chúng ta phải nỗ lực tạo điều kiện cho có ăn có mặc,
tức là lấy cái vui no ấm trị cái khổ đói rét. Nếu khổ vì bệnh tật, chúng ta phải dùng
thuốc thang điều trị, lấy cái vui khỏe mạnh trị cái khổ bệnh tật. Nếu khổ do vô minh
phiền não, chúng ta phải lấy chánh pháp của Phật trị nó. Vô minh phiền não tức là si
tham sân. Si mê là vô minh, tham sân là phiền não.
Bệnh si mê, chúng ta dùng trí tuệ điều trị. Tức là dùng pháp “quán giới phân
biệt” hay “quán nhân duyên”. Bởi chúng ta lười biếng không chịu phân tích quán sát
nên tâm trí mờ tối. Phân tích nội tâm tự thân và ngoại cảnh có chia từng phần từng giới
hạn, gọi là quán giới phân biệt. Chính sự chia chẻ quán sát ấy, khiến chúng ta thấy rõ
thân tâm này không thật, trí tuệ do đó dần dần phát sanh. Hoặc dùng quán nhân duyên,
khéo khảo sát như phần “duyên sanh” trong mục Chân lý phổ biến ở trước.
Bệnh tham lam, cần phải tra xét coi tham thuộc loại nào trong năm thứ tham:
tham tiền của, tham sắc đẹp, tham danh vọng, tham ăn uống, tham ngủ nghỉ.
Tham
tiền của thì dùng bố thí trị. Bởi vì tham thì muốn gom góp gìn giữ, mà bố
thí thì ban cho, cứu giúp chia sớt. Chính của mình còn mang ra cứu giúp chia sớt kẻ
khác, huống là của họ mà mình muốn gom góp về, thật vô lý. Do thật tâm bố thí thì
bệnh tham tiền của từ từ lành hẳn.
Tham
sắc đẹp và ăn uống phải dùng pháp “quán bất tịnh” điều trị. Bất tịnh là
bẩn thỉu nhơ nhớp. Xét nơi thân mình từ trong đến ngoài toàn trữ những đồ nhơ nhớp,
như cái bô đậy kín, nếu nó hở rỉ ở đâu sẽ nghe mùi hôi thối tràn ra đấy. Những thứ
nước hoa, mùi son phấn, đều là loại sơn vẽ khéo của cái bô. Nếu thật con người là sạch
sẽ, cần gì phải tô điểm. Các loại tô điểm ấy chẳng qua là, lối đánh lừa mắt mũi kẻ khác