BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 126

mà thôi. Những thức ăn uống lúc còn bên ngoài dường như thơm ngon, song khi qua
khỏi cổ, sẽ biến thành những đồ bất tịnh. Thường dùng lối quán sát thân nhơ nhớp như
thế, sẽ trị lành bệnh tham sắc đẹp và ăn uống.
Tham

danh

vọng và ngủ nghỉ, nên dùng pháp “quán vô thường” điều trị. Vô

thường là chỉ cho sự đời chợt còn chợt mất không bền bỉ lâu dài. Danh vọng được đó
rồi mất đó, như sương đầu ngọn cỏ, như lằn điện chớp. Thường nghĩ xét như thế thì
còn lòng nào đeo đuổi danh vọng. Đời người mỏng manh sớm còn tối mất, lúc còn
khoẻ mạnh còn hoạt động, chúng ta phải quí tiếc thời gian, nỗ lực làm lợi ích cho mình
cho người, đừng để một đời trôi qua vô ích. Thấy rõ như vậy thì, đâu cam giết chết thì
giờ trong cái ngủ nghỉ.
Sân

hận dùng pháp “quán từ bi” hạnh “nhẫn nhục” và “hỉ xả”, trị nó. Sân là

nóng giận, hận là hờn phiền. Nóng giận muốn la rầy đánh đập cho đã cơn giận, khiến
người phải đau khổ. Bởi vì khi giận thì không thương, lúc thương thì không giận. Từ
bi là hằng đem lòng thương chan rải khắp mọi người, xem sự vui khổ của người như
sự vui khổ của chính bản thân mình. Thương người như mình, còn lòng nào hại người
đau khổ. Tay trái lỡ đập tay phải đau điếng, tay phải cam nhận chịu không đập lại, vì
biết cùng một thân mình. Lòng thương xem người như mình, dù bị người làm đau khổ
mấy cũng nhịn chịu, không nóng giận hại lại. Nhẫn nhục là nhịn chịu. Khi cơn nóng
nổi lên cố gắng dằn ép xuống, để giữ bình tĩnh và nhịn chịu cho qua. Bởi đè ép nên chỉ
là phương tiện tạm thời không thể hết gốc nóng giận. Chỉ có quán từ bi thành công thì
gốc nóng giận mới tiêu. Hờn phiền là lòng còn ôm ấp những mối bất bình. Hỉ xả là vui
vẻ buông bỏ hết, khiến lòng nhẹ nhàng thơ thới. Ôm lòng hờn phiền là gốc bệnh hoạn
khổ đau, vui vẻ buông bỏ hết thì lòng vui tươi an ổn, bệnh hoạn khổ đau không có lý
do gì tồn tại.
Khổ từ ngoại cảnh, khổ nơi bản thân, khổ của nội tâm, chúng ta khéo lấy sự an
vui đối trị. Vui no ấm, vui khoẻ mạnh, vui sáng suốt, vui hết tham lam, vui không nóng
giận... trị lành các bệnh khổ ở trên.
Khổ là thành quả xấu do nhân duyên xấu tạo nên. Khổ về vật chất và thể xác, do
nhân duyên thiếu thốn hoặc phản nghịch của vật chất gây nên. Khổ về tinh thần, do
nhân duyên si, tham, sân... chủ động. Si là không biết đúng lẽ thật nên sanh tham, tham
không được như ý nên nổi sân. Ba thứ này là nhân chánh tạo nên quả khổ. Quả khổ là
Khổ đế, nhân duyên tạo nên nó là Tập đế. Biết rõ nguyên nhân và các duyên rồi, dùng
Phật pháp đối trị là Đạo đế. Khi mọi nhân duyên gây đau khổ dứt sạch, gọi là Diệt đế.
Đây là Bốn lẽ thật (Tứ đế) nằm trong pháp đối đãi và đối trị.

Động đối tịnh. Động là xao xuyến rối loạn, tịnh là yên ổn lặng lẽ. Ở đây riêng

giải thích về cách đối trị của tâm thức. Tâm thức chúng ta xao xuyến rối loạn khiến suy
yếu mờ tối. Muốn dừng sự xao xuyến rối loạn này, chúng ta phải dùng sự yên ổn lặng
lẽ đối trị. Song chúng ta phải biết rõ do nhân duyên gì khiến tâm thức xao xuyến rối
loạn. Bởi tâm thức chạy theo sự được mất tiền của, được mất sắc đẹp, được mất danh
vọng, được mất ăn uống, được mất ngủ nghỉ, mà thành xao xuyến rối loạn. Muốn dừng
sự chạy theo ấy, Phật pháp dạy chúng ta trước tiên phải giữ giới. Giới là hàng rào ngăn
chận tâm thức chạy theo ngũ dục. Kế dùng phương pháp thiền quán làm sợi dây cột nó
lại. Ngoài có hàng rào giới luật, trong có sợi dây thiền quán, con khỉ tâm thức sẽ thúc
thủ ngồi yên, dần dần ngủ lịm. Giới có năm giới, mười giới v.v... nhằm ngăn chận mọi
sự đuổi theo ngoại cảnh của tâm thức. Thiền quán có sổ tức quán, từ bi quán, bất tịnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.