quán, nhân duyên quán..., cốt cột chặt tâm thức lại một chỗ, bắt buộc nó phải yên lặng.
Đây là phương pháp lấy tịnh trị động.
Sanh
diệt đối vô sanh. Cặp đối này cũng gọi là sanh tử đối Niết-bàn. Sanh diệt
là nói chung cho muôn loài, sanh tử chỉ nói riêng cho loài động vật. Sanh tử đối Niết-
bàn, lại khu biệt hoàn toàn vào người Phật tử. Muôn loài hằng chịu sanh diệt, mà
không biết lẽ vô sanh, để dùng đối trị. Đức Phật sau khi giác ngộ đã thấy rõ lẽ ấy, nên
dạy đệ tử lấy vô sanh đối trị sanh diệt hay sanh tử. Vô sanh là nghĩa chánh của Niết-
bàn. Dòng tâm thức biến động là nguồn gốc sanh tử. Tâm thức biến động bởi do luyến
ái bản thân và ngoại cảnh. Nếu biết rõ cảnh vật vô thường, thân người vô ngã thì dòng
luyến ái sẽ khô kiệt, tâm thức sẽ dừng lặng. Tâm thức dừng lặng thì nhân duyên sanh
tử dứt bặt, đó là nghĩa vô sanh. Ví như gió dừng thì sóng lặng, mặt biển sẽ bằng phẳng
an lành. Luyến ái là động cơ thúc đẩy tâm thức sanh diệt, còn luyến ái thì sanh tử
không bao giờ dứt. Chúng ta yêu mến một người, người ấy vắng đi thì tìm cách gặp
lại, hoặc nơi này hay nơi khác. Lòng yêu mến thúc giục chúng ta tìm gặp nhau mãi
mãi. Chỉ khi lòng yêu mến cạn thì, sự tìm kiếm mới dừng. Trong pháp Mười hai nhân
duyên, Ái là động cơ thúc đẩy có Thủ, Hữu rồi Sanh Lão Tử ở đời sau. Ái dứt thì Thủ
Hữu không còn, làm gì có Sanh Lão Tử tiếp nối. Ái là luồng gió mạnh thổi cuốn sóng
tâm thức nổi dậy. Gió Ái dừng thì sóng tâm thức cũng theo đó mà lặng. Bức tường
chặn gió Ái không gì hơn quán các pháp vô thường, quán thân tâm vô ngã.
Bờ sông bên này là sanh tử, bờ sông bên kia là Niết-bàn. Thấy rõ như thế, hành
giả cấp bách kết bè vượt dòng sông qua bờ bên kia, qua rồi từ biệt vĩnh viễn bờ sông
bên này. Đó là quan niệm chán sanh tử cầu Niết-bàn của hàng Nhị thừa, vì còn thấy sự
đối đãi là chân thật. Cũng dùng phương pháp đối trị này, song Bồ-tát chỉ thấy là
phương tiện tạm thời, nên không mắc kẹt ưa chán.
Chân lý tương đối bàng bạc khắp thế gian. Bất luận nhân loại vật loại ngôn ngữ
tư tưởng... phát xuất đều nằm gọn trong phạm vi của nó. Chúng ta khôn khéo ứng dụng
tài tình những phản đề, để tiêu diệt chúng theo đúng đường lối vươn lên của chúng ta.
Không biết dùng, hoặc dùng sai phương pháp đối trị, mà muốn tiêu diệt chúng, không
bao giờ thành công. Thầy thuốc hay, là người khéo biết bệnh biết thuốc và dùng thuốc
trị liệu đúng phương pháp. Vì thế, Phật pháp gọi là “phương pháp trị liệu”.