cỏ rắn sợ” hay “vỗ nước cá đau đầu” mà thôi. Chúng ta muốn nhận ra nó phải khéo
nhìn theo tinh thần “ngón tay chỉ mặt trăng”. Mặt trăng không nằm tại đầu ngón tay,
khéo nương theo ngón tay thấy mặt trăng ở tận trong hư không. Hoặc nhìn theo tinh
thần soi gương. Nhân thấy bóng trong gương, biết được mặt thật của mình, đừng chấp
bóng là thật, đợi khi xoay gương mất bóng la hoảng lên “mất mình”.
Đây là phương tiện tạm đặt những nguyên tắc, nương nó khả dĩ chúng ta thấy
được thực thể chính mình.
Thực thể này biểu lộ thường xuyên nơi sáu cơ quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)
của chúng ta, mà không lệ thuộc hoàn toàn sáu cơ quan ấy. Dễ nhận dễ thấy nhất là, ở
mắt và tai. Vì thế, đức Phật khi muốn chỉ thực thể chẳng sanh chẳng diệt ấy, thường
dùng phương tiện chỉ ngay nơi mắt và tai của chúng ta.
Kinh
Lăng Nghiêm có đoạn:
...Phật ở trong đại chúng đưa tay lên rồi nắm lại xòe ra, nắm lại xòe ra, hỏi ngài
A-nan: Nay ông thấy cái gì? A-nan thưa: Con thấy bàn tay trăm báu của Như Lai ở
trong chúng xòe nắm. Phật bảo A-nan: Ông thấy tay ta ở trong chúng xòe nắm, là tay
ta có xòe có nắm hay cái thấy của ông có xòe có nắm? A-nan thưa: Tay trăm báu của
Thế Tôn ở trong chúng xòe nắm. Con thấy tay Như Lai tự xòe nắm, chẳng phải tánh
thấy của con có xòe nắm. Phật hỏi: Cái nào động cái nào tịnh? A-nan thưa: Tay Phật
động, tánh thấy của con còn không có tịnh, huống nữa là động. Phật khen: Đúng thế!
Lúc
đó, trong lòng bàn tay Phật phóng một làn hào quang báu soi bên phải ngài
A-nan, A-nan liền xoay đầu nhìn bên phải; lại phóng quang soi bên trái ngài A-nan, A-
nan xoay đầu nhìn bên trái.
Phật hỏi A-nan: Hôm nay tại sao đầu ông dao động? A-nan thưa: Con thấy hào
quang báu của Như Lai phóng đến bên trái bên phải của con, con nhìn theo hai bên nên
đầu tự dao động. Phật hỏi: Ông nhìn hào quang Phật soi bên trái bên phải nên đầu dao
động, thế là đầu ông động hay cái thấy động? A-nan thưa: Bạch Thế Tôn! Đầu con tự
động, tánh thấy của con còn chẳng dừng, huống là dao động. Phật khen: Đúng thế!
Khi
ấy, Như Lai bảo khắp đại chúng rằng: Nếu như chúng sanh nhận lấy cái dao
động gọi là trần, nhận lấy cái dao động gọi là khách. Các ông xem A-nan, đầu tự dao
động cái thấy không động. Lại xem ta, tay tự xòe nắm cái thấy không xòe nắm. Tại sao
hôm nay các ông lấy động làm thân, lấy động làm cảnh, từ thủy đến chung niệm niệm
sanh diệt, quên mất chân tánh làm việc điên đảo, tâm tánh đã mất chân, nên nhận vật
làm mình, ở trong luân hồi tự chịu lưu chuyển.
(Kinh Lăng Nghiêm cuối quyển 1 Hán tự)
Qua
đoạn kinh này, chúng ta nhận thấy thâm ý Phật muốn chỉ cho ngài A-nan
và đại chúng biết: Ngoại cảnh biến động sanh diệt như bàn tay Phật xòe nắm, thân này
dao động vô thường như đầu ngài A-nan xoay qua lại. Chỉ có cái thấy, xem thấy cảnh
biến động mà không bị biến động, tựa nơi đầu dao động mà không bị dao động. Cái
biến động và dao động là vô thường hư giả, tại sao chúng ta nhận nó làm thật thân
mình, làm thật cảnh của mình? Trái lại, cái thấy biết chưa từng dao động là chân thật
vô sanh, mà chúng ta lại bỏ quên nó, để cam chịu lưu chuyển luân hồi.
Lại cũng một đoạn trong kinh Lăng Nghiêm:
Vua
Ba-tư-nặc đứng dậy bạch Phật: Con xưa chưa từng nghe sự chỉ dạy của
Phật, gặp Ca-chiên-diên, Tỳ-la-chi-tử đều nói: “Thân này sau khi chết không còn gì