BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 130

nữa, gọi là Niết-bàn.” Nay con tuy gặp Phật vẫn còn hồ nghi “làm sao phát huy chứng
biết chỗ tâm này chẳng sanh chẳng diệt”? Đại chúng ở đây, những người còn trong
hàng hữu lậu, thảy đều thích được nghe. Phật hỏi: Đại vương! Nhục thân hiện tại của
ông là đồng kim cang thường trụ chẳng hoại hay là biến hoại? Vua thưa: Bạch Thế
Tôn! Thân con hiện nay trọn theo biến diệt. Phật bảo: Đại vương! Ông chưa từng diệt
làm sao biết nó diệt? Vua thưa: Bạch Thế Tôn! Thân biến hoại vô thường của con tuy
chưa từng diệt, song con xem hiện tiền niệm niệm đổi dời luôn luôn chẳng dừng, như
lửa tàn thành tro dần dần tiêu mất, mất hết không dừng, nên biết thân này sẽ theo tiêu
diệt. Phật bảo: Đại vương! Đúng thế. Nay ông đã già, đi theo suy yếu, nhan mạo đâu
giống lúc còn trẻ? Vua thưa : Bạch Thế Tôn! Thuở xưa con còn trẻ da dẻ tươi nhuận,
đến lúc trưởng thành khí huyết sung mãn, nay con già cả suy yếu hình sắc khô khan,
tinh thần mờ tối, tóc bạc mặt nhăn không còn bao lâu sẽ chết, làm sao sánh được với
lúc sung thạnh? Phật bảo: Đại vương! Hình dung của ông đâu lẽ già liền? Vua thưa:
Bạch Thế Tôn! Nó thầm biến hóa đổi dời thật con chẳng biết, nóng lạnh đổi thay dần
dần đến như thế. Vì sao? Khi con hai mươi tuổi tuy nói niên thiếu, nhan mạo đã già
hơn lúc mười tuổi, đến ba mươi tuổi lại suy hơn hai mươi tuổi, nay đã sáu mươi hai
tuổi xem lại thuở năm mươi tuổi rõ ràng cường tráng. Bạch Thế Tôn! Sự thầm đổi dời
tuy đặt thời hạn mười năm, song con suy xét kỹ nó biến đổi đâu những mười năm hai
mươi năm, mà thật dời đổi từng năm; đâu chỉ từng năm, mà dời đổi từng tháng, đâu
những từng tháng mà dời đổi từng ngày. Suy xét chín chắn tế nhị hơn thì khoảng mỗi
sát-na, mỗi niệm đổi dời. Vì thế, biết thân con trọn theo biến diệt. Phật bảo: Đại
vương! Ông thấy sự biến hóa đổi dời chẳng dừng, ngộ biết thân ông tiêu diệt; cũng
chính khi diệt đó, ông biết trong thân có cái chẳng diệt chăng? Vua chấp tay bạch Phật:
Thật con chẳng biết. Phật bảo: Nay tôi chỉ cho ông biết cái tánh chẳng sanh diệt. Đại
vương! Ông khi mấy tuổi được thấy sông Hằng? Vua thưa: Khi con được ba tuổi mẹ
bồng đi yết kiến Kỳ-bà Thiên sang ngang sông này, khi ấy là biết sông Hằng. Phật bảo:
Đại vương! Như ông đã nói, khi hai mươi tuổi già hơn mười tuổi, cho đến sáu mươi
tuổi, năm tháng ngày giờ niệm niệm đổi dời, ắt khi ông ba tuổi thấy sông Hằng đến
năm mười ba tuổi thấy sông Hằng, cái thấy ấy thế nào? Vua thưa: Như lúc ba tuổi rõ
ràng không đổi, cho đến hiện nay sáu mươi hai tuổi vẫn không có khác. Phật bảo: Nay
ông tự lo tóc bạc mặt nhăn, quyết định mặt nhăn hơn lúc còn trẻ, song hiện nay ông
thấy sông Hằng cùng với cái thấy sông Hằng thuở xưa có trẻ có già chăng? Vua thưa:
Bạch Thế Tôn! Không. Phật bảo: Đại vương! Mặt ông tuy nhăn, song tánh thấy của
ông chưa từng nhăn; nhăn thì biến đổi, chẳng nhăn thì không biến đổi; biến đổi thì bị
sanh diệt, cái không biến đổi vốn không sanh diệt, tại sao ở trong ấy chịu sanh tử với
ông, mà ông dẫn lời Mạc-dà-lê... đều nói thân này sau khi chết là diệt hết? ...

(Kinh Lăng Nghiêm đầu quyển 2 Hán tự)

Đọc đoạn kinh này, chúng ta thấy Phật chỉ rõ ràng ngay nơi thân này cái nào

sanh diệt, cái nào chẳng sanh diệt. Thân là dòng biến động thay đổi từng phút giây, tức
là vô thường hoại diệt. Tánh thấy xưa nay chưa từng thay đổi thì làm gì có hoại diệt.
Nói tánh thấy là chỉ cái thấy biết thường xuyên nơi mắt chúng ta, khi chưa hợp tác với
niệm thứ hai để so sánh đẹp xấu hơn kém. Cho đến mắt chúng ta mở hay nhắm, nó
cũng luôn luôn hiển lộ. Nó không lệ thuộc hoàn toàn vào mắt, cơ quan mắt tốt thì nó
hiện sáng tỏ, cơ quan mắt xấu thì nó hiện lu mờ, cho đến cơ quan mắt hoại nó cũng
không bị hoại theo. Đó là đặc tính chẳng sanh chẳng diệt của nó vậy.
Chẳng những thực thể chẳng sanh chẳng diệt hằng biểu lộ ở mắt, mà ở tai nó
cũng có mặt luôn luôn. Cũng kinh Lăng Nghiêm có đoạn:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.