BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 132

PHẬT khiến được thanh tịnh mà hiện ra đời, muốn chúng sanh NGỘ TRI KIẾN
PHẬT mà hiện ra đời, muốn chúng sanh NHẬP TRI KIẾN PHẬT mà hiện ra đời.
Xá-lợi-phất! Đó là chư Phật chỉ do một ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN mà hiện ra
đời...

(Kinh Pháp Hoa phẩm Phương Tiện)

Yếu chỉ chư Phật không có hai, duy dẫn đường chúng sanh vào TRI KIẾN

PHẬT. Tri kiến Phật tức là cái thấy biết Phật, sẵn có nơi chúng ta. Chúng ta thấy nhân
nơi sắc tướng, sắc tướng mất, nói không thấy. Biết nhân trần cảnh, trần cảnh không,
nói không biết. Ai thấy sắc tướng mất mà nói không thấy? Ai biết trần cảnh không mà
nói không biết? Quả tang chúng ta quên mất chúng ta một cách đáng thương. Mỗi
hôm, sáng ra vừa mở mắt, chúng ta đã đặt sẵn bao nhiêu vấn đề phải giải quyết trong
ngày nay. Đến tối ăn cơm xong, lên gường nằm kiểm điểm lại đã giải quyết được mấy
vấn đề, còn cặn lại và thêm những vấn đề mới ngày mai phải giải quyết. Cứ thế mãi,
ngày nay ngày mai... cho đến ngày tắt thở mà những vấn đề vẫn chưa giải quyết xong.
Những vấn đề là việc bên ngoài mà thiết tha giải quyết, còn chính ông chủ đặt vấn đề
và giải quyết vấn đề lại quên bẵng. Song ông chủ ấy lại là người không có vấn đề.
Quên mình chạy theo cảnh là cái thấy biết của chúng sanh. Nhân cảnh nhận được tánh
chân thường của chính mình là cái thấy biết Phật (Tri kiến Phật). Quên mình là mê,
nhận được mặt thật của mình là giác. Chuyển mê khai ngộ cho chúng sanh đó là bản
hoài của chư Phật.
Chính

đánh thức chúng sanh sống trở lại cái thấy biết Phật của mình, đừng

chạy theo trần cảnh mà quên mất mình, kinh Kim Cang có đoạn:
...

Thế nên, Tu-bồ-đề! Bồ-tát nên lìa tất cả tướng phát tâm Vô thượng Chánh

đẳng Chánh giác (Phật), không nên trụ nơi sắc, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc,
pháp, nên phát tâm không có chỗ trụ. Nếu tâm có trụ tức là chẳng trụ.

(Kinh Kim Cang)

Tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là tâm Phật. Tâm Phật không dính mắc

sáu trần, vì sáu trần là pháp sanh diệt, dính mắc pháp sanh diệt là tâm hư vọng của
chúng sanh. Cho nên Bồ-tát muốn an trụ nơi tâm Phật thì không nên dính mắc sáu trần.
Còn chạy theo sáu trần là còn thấy trong có tâm ngoài có cảnh, nằm trong pháp đối đãi
giả dối. Biết trần cảnh duyên hợp giả dối, dừng tâm không chạy theo nó là, sống trở về
tánh chân thật tuyệt đối của mình. Đó là Pháp môn bất nhị trong kinh Duy-ma-cật.
Kinh

Duy-ma-cật có đoạn:

Ông

Duy-ma-cật nói với các vị Bồ-tát: Các nhân giả! Thế nào là Bồ-tát vào

“pháp môn không hai”? Cứ theo chỗ hiểu của mình mà nói.

Bồ-tát Pháp Tự Tại nói: Các nhân giả! Sanh diệt là hai. Pháp vốn không sanh

cũng không diệt, được vô sanh pháp nhẫn, đó là vào “pháp môn không hai”.

Bồ-tát Đức Thủ nói: Ngã, ngã sở là hai. Nhân có ngã mới có ngã sở, nếu không

có ngã thì không có ngã sở, đó là vào “pháp môn không hai”.
...

Bồ-tát Văn-thù nói: Như ý tôi, đối với tất cả Pháp không nói không bàn, không

chỉ không biết, xa lìa các vấn đáp, đó là vào “pháp môn không hai”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.