BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 134

tích vắng tanh. Thế là, ta ở đâu? Mất rồi sao? Thật bối rối vô cùng, nếu chấp cái suy
nghĩ làm ta. Chỉ vì chấp thân tạm bợ, tâm giả dối làm ta nên muôn kiếp trôi lăn trong
sanh diệt, gọi là luân hồi.
Ngay

nơi thân tạm bợ, tâm giả dối, chúng ta nhận ra “bộ mặt thật xưa nay” của

mình và sống hẳn với nó, dòng sanh diệt ngang đấy liền dừng, kiếp luân hồi đến đây
giải thoát. “Bộ mặt thật xưa nay” chưa từng bị sanh diệt, một thực thể không do duyên
hợp, làm gì bị đổi thay, tan hợp? Nó vẫn có và thường còn mà chúng ta quên đi, gọi là
vô minh, nhận ra nó không còn lầm quên nữa, gọi là giác ngộ.
Muốn chỉ “Bộ mặt thật xưa nay” cho người, không có cách kỳ diệu nào bằng
câu “không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa
Minh” của Lục Tổ. Người ta cứ thắc mắc “cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa
Minh” mà chẳng nhớ “không nghĩ thiện, không nghĩ ác”, là tối quan trọng. Chính khi
“không nghĩ thiện, không nghĩ ác” là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh chớ gì.
Bởi khi tâm bình thường tỉnh táo, không dấy nghĩ thiện ác, phải quấy..., quả là “bộ mặt
thật xưa nay” xuất hiện. Vừa dấy nghĩ thiện ác...là động, là chạy theo sanh diệt, “bộ
mặt thật xưa nay” bị khuất lấp mất rồi. Cho nên qua câu nói này, Thượng tọa Minh
khéo thấy được “bộ mặt thật xưa nay” của mình, gọi là ngộ đạo.

Dưới đây thêm những bài thuyết pháp đơn giản bình dị mà hay tuyệt của các

Thiền sư.
“Thiền sư Tùng Thẩm (Triệu Châu) đến tham vấn Nam Tuyền (Phổ Nguyện),
hỏi:
-

Thế nào là đạo?

Nam

Tuyền đáp:

- Tâm bình thường là đạo.

-

Lại có thể nhằm tiến đến chăng?

-

Nghĩ nhằm tiến đến là trái.

- Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?

-

Đạo chẳng thuộc biết chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu

thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang đâu thể gắng nói
phải quấy.

Ngay câu nói này, Sư ngộ đạo.”

Đạo là tên khác của Bản lai diện mục hay Pháp thân... Nó là thực thể tuyệt đối

nằm sẵn nơi tâm tánh chúng ta. Chúng ta vừa dấy niệm tìm nó, tiến đến nó là trái mất
rồi. Khởi nghĩ biết nó đã rơi vào vọng giác, không nghĩ biết nó để tâm mờ mờ mịt mịt
lại thuộc bệnh vô ký. Dấy tâm phán đoán phải quấy càng xa với đạo.

Câu TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO, quả thật đã vén bức màn vô minh cho

mọi người thấy được “Bộ mặt thật xưa nay” của mình rồi. Bởi khởi tâm tìm kiếm là
mất bình thường, xét đoán phải quấy là mất bình thường ... Chỉ tâm tỉnh táo sáng suốt
mà không dấy động, mới thật TÂM BÌNH THƯỜNG. Tâm bình thường không tướng
mạo, không hình dáng, thể nó thênh thang rỗng rang đồng với hư không. Thấy được
tâm thể này là người đạt đạo.

*

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.