...
Phật bảo La-hầu-la đánh một tiếng chuông, hỏi A-nan: Hiện giờ ông nghe
chăng? A-nan và đại chúng đồng thưa: Chúng con nghe. Tiếng chuông bặt dứt, Phật lại
hỏi: Hiện giờ các ông nghe chăng? A-nan và đại chúng đồng thưa: Chẳng nghe. La-
hầu-la lại đánh một tiếng chuông, Phật hỏi: Hiện giờ các ông nghe chăng? A-nan và
đại chúng đồng đáp: Nghe. Phật hỏi A-nan: Ông tại sao nghe, tại sao chẳng nghe? A-
nan và đại chúng đồng bạch Phật: Nếu đánh tiếng chuông thì chúng con được nghe,
đánh lâu tiếng bặt âm vang dứt hết thì gọi là không nghe.
Phật lại bảo La-hầu-la đánh chuông, hỏi A-nan: Hiện giờ có tiếng chăng? A-nan
và đại chúng đồng thưa: Có tiếng. Đợi giây lâu tiếng bặt, Phật lại hỏi: Hiện giờ có
tiếng chăng? A-nan và đại chúng đáp: Không tiếng. Giây lát La-hầu-la lại đánh
chuông, Phật hỏi: Hiện giờ có tiếng chăng? A-nan và đại chúng đồng đáp: Có tiếng.
Phật hỏi A-nan: Ông nói thế nào là có tiếng, thế nào là không tiếng? A-nan và đại
chúng đồng bạch: Nếu đánh chuông thì gọi có tiếng, đánh lâu tiếng bặt âm vang dứt
hết thì gọi không tiếng. Phật quở A-nan và đại chúng: Hôm nay tại sao các ông tự nói
rối lọan?
Đại chúng và A-nan đồng thời hỏi Phật: Thế nào hôm nay chúng con nói rối
loạn? Phật bảo: Tôi hỏi các ông nghe thì các ông đáp nghe, tôi hỏi các ông tiếng thì các
ông đáp tiếng. Chỉ nghe với tiếng mà đáp không nhất định. Tại sao như thế chẳng gọi
là rối loạn?
Này A-nan! Tiếng bặt không còn âm vang ông nói không nghe, nếu thật không
nghe thì tánh nghe đã diệt, giống như cây khô, lại đánh tiếng chuông thì ông làm sao
mà biết? Biết có biết không chính là thanh trần (tiếng) hoặc có hoặc không, đâu phải
tánh nghe kia là có là không. Nếu tánh nghe thật không thì ai biết nó không? Thế nên,
A-nan! Tiếng ở trong tánh nghe tự có sanh diệt, chẳng phải tánh nghe của ông do có
tiếng, không tiếng mà nó thành có thành không. Ông còn điên đảo nhận lầm tiếng làm
cái nghe, đâu còn lạ gì chẳng mê lầm cho cái thường làm đoạn. Trọn không nên nói lìa
các thứ động tịnh, thông bít mà bảo không có tánh nghe...
(Kinh Lăng Nghiêm cuối quyển 4 Hán tự)
Đây là cái mê lầm chung của toàn thể chúng ta, nhận tiếng làm cái nghe, nhận
hình tướng làm cái thấy. Có tiếng gọi là có nghe, không tiếng gọi là không nghe. Có
hình tướng gọi là có thấy, không hình tướng gọi là không thấy. Nghe thấy là cái giác
tri của chính mình, hình tướng và âm thanh là trần cảnh bên ngoài. Nhận lầm trần cảnh
là mình, trách gì không mất mình và trôi lăn theo cái sanh diệt mãi mãi. Đó là bằng
chứng hiển nhiên để thấy chúng ta đang bị vô minh điên đảo. Nếu ngay nơi đây mà
chúng ta không chịu thức tỉnh, phát minh tánh chân thường chẳng hoại, không biết bao
giờ ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Đánh thức mọi người giác ngộ thể tánh Chân thường của chính mình, âu cũng
là mục đích chung của chư Phật. Kinh Pháp Hoa có đoạn:
...Này
Xá-lợi-phất! Chư Phật tùy nghi nói pháp ý thú khó hiểu. Vì cớ sao? Vì ta
dùng vô số phương tiện các thứ nhân duyên lời lẽ thí dụ diễn nói các pháp. Pháp ấy
không phải do SUY NGHĨ PHÂN BIỆT hay hiểu, chỉ có chư Phật mới hay biết đó. Vì
cớ sao? Vì chư Phật Thế Tôn chỉ do một ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN mà hiện ra đời.
Xá-lợi-phất! Thế nào nói chư Phật Thế Tôn chỉ do một ĐẠI SỰ NHÂN
DUYÊN mà hiện ra đời? Vì chư Phật Thế Tôn muốn chúng sanh MỞ TRI KIẾN