BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 138

ta. Giác tri mà lặng lẽ thì làm gì có sanh diệt. Chỗ này còn nghi ngờ gì, không nói nó
chân thật vĩnh cửu. Thế nên, mắt thấy sắc tướng mà nhận được tánh thấy của mình, là
ngộ đạo, trái lại là mê.

*

“Thiền sư Cảnh Thanh ngồi trong thất, có vị Tăng đứng bên cạnh, Sư hỏi:

- Bên ngoài có tiếng gì?

Tăng thưa:

-

Tiếng con nhái bị con rắn bắt kêu.

Sư nói:

-

Sẽ bảo chúng sanh khổ, lại có khổ chúng sanh.

Hôm khác, Sư hỏi vị Tăng bên cạnh:

- Bên ngoài có tiếng gì?

Tăng thưa:

-

Tiếng mưa rơi.

Sư bảo:

- Chúng sanh điên đảo quên mình theo vật.

- Hòa thượng thì sao?

-

Vẫn chẳng quên mình.

-

Vẫn chẳng quên mình, ý nghĩa thế nào?

-

Xuất thân còn là dễ, thoát thể nói rất khó.”

Rắn bắt nhái đó là chúng sanh khổ, vì con lớn hiếp con bé. Song lại có khổ

chúng sanh, chính là người quên mất mình chạy theo ngoại cảnh. Hằng ngày tai chúng
ta chỉ lắng nghe tiếng động tịnh bên ngoài, có khi nào nhận biết mình có tánh nghe
thường trực. Vừa nghe tiếng động liền phân biệt thuộc loại nào, hay dở, lợi hại , phải
quấy... rồi sanh tâm yêu ghét. Cứ thế mãi không dừng, làm sao chẳng bảo là “chúng
sanh điên đảo quên mình theo vật”? Chỉ có người tỉnh giác mới biết phản quan lại
mình, mọi động tịnh bên ngoài đều là pháp sanh diệt, ông chủ biết được mọi động tịnh
ấy mới là người chẳng sanh diệt. Vì khi động vẫn biết động, lúc tịnh vẫn biết tịnh, hai
tướng động tịnh đuổi nhau, ông chủ vẫn ngồi yên xem sự đổi thay của chúng. Người
biết sống trở về ông chủ của mình, mặc sự sanh diệt đổi thay của trần cảnh, là “vẫn
không quên mình”. Chỗ không quên mình ấy, làm sao diễn tả được, nên nói “xuất thân
còn là dễ, thoát thể nói rất khó”.

Tai nghe tiếng mà không chạy theo phân biệt tiếng, lại nhận nơi mình hằng có

tánh nghe, là pháp tu “Phản văn văn tự tánh” của Bồ-tát Quán Thế Âm. Âm thanh nhỏ
lớn xa gần lúc nào cũng có, tánh nghe thường hằng nên mới thường nghe. Nếu tánh
nghe có gián đoạn, ắt chúng ta có khi nghe khi không. Song không khi nào chúng ta
chẳng nghe, dù khi không có tiếng động vẫn nghe không tiếng. Đây là chứng cứ cụ
thể, tánh nghe thường trực nơi mọi người chúng ta. Trong các phương pháp tu “trở về
tự tánh”, biết phản chiếu lại tánh nghe của mình là ưu việt hơn cả. Cho nên trong kinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.