BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 139

Lăng Nghiêm đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù chọn phương pháp nào viên thông, Ngài
chọn ngay pháp “nhĩ căn viên thông” của Bồ-tát Quán Thế Âm.
Thiền sư có đến ngàn vạn phương tiện, lãnh hội một thì tất cả đều thông. Sau
khi thông lý tuyệt đối, có giá trị thế nào?

Bởi vì tất cả chúng ta đều trông thấy mọi lẽ tạm bợ của cuộc đời, khiến khát

khao tìm kiếm hướng về chỗ trường cửu miên viễn. Song nói đến chỗ này, dường như
mọi người đều thở dài tự nhận là vô phần. Hầu hết đều bó tay cúi đầu trước thực thể
bất sanh bất diệt ấy. Khao khát ước mơ mà không thể tìm được, không dám mò tới,
thật là đau đớn vô cùng. Một khi bất ngờ bắt gặp được nó thì còn gì sung sướng cho
bằng. Chính tâm trạng Tôn giả Xá-lợi-phất v.v... ở trong kinh Pháp Hoa cũng thế. Từ
khi tu hành cho đến nay, các ngài chỉ mong được quả Nhị thừa, không khi nào dám
ước mơ đến Phật quả. Bất ngờ được đức Phật thọ ký cho sẽ thành Phật, thật là một
điều quá sức ước mong. Nói thí dụ chàng cùng tử được ông trưởng giả trao sự nghiệp
để bày tỏ tâm trạng của các Ngài. Thiền sư Thủy Lạo nói với đồ đệ: “Từ khi ăn cái đạp
của Mã Tổ đến giờ, cười mãi không thôi.” Thiền sư Huệ Hải cũng nói: “Từ khi nhận
được kho báu nhà mình đến nay, dùng mãi không thiếu.” Cười mãi không thôi, vì hạt
châu vô giá bị đánh mất, bất chợt tìm thấy nắm được trong tay, kể từ đây hết rồi một
kiếp lang thang nghèo đói. Dùng mãi không thiếu, vì nó là kho báu vô tận, ứng dụng
tùy tâm, nên gọi là “bảo châu như ý”. Có được hạt bảo châu như ý trong tay, tự thân
mọi nhu cầu đều toại nguyện, còn thêm tùy ý cứu giúp tha nhân. Thật là tự lợi, lợi tha
viên mãn.

Hạt “Minh châu vô giá” hay “Bảo châu như ý”, đều do đức Phật lấy làm thí dụ

để chỉ thể tánh tuyệt đối này. Bởi vì mạng sống là cứu kính của chúng sanh, mạng
sống càng dài thì giá trị càng cao. Cho nên ở thế gian không ơn gì to bằng ơn cứu
mạng. Chỉ cần được cứu sống thêm một vài mươi năm, người ta cho đó là ơn sâu trời
bể. Đạt được thể tánh này, là nhận lấy sanh mạng trường tồn miên viễn, vượt ngoài
vòng thời gian, không còn dùng con số nào tính kể được. Đức Phật dùng thí dụ “điểm
mực” nơi phẩm Như Lai Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa là nói rõ ý này. Đem thế
giới tam thiên nghiền thành bụi nhỏ, lấy bụi ấy làm mực, đi sang phương đông trải qua
trăm ngàn muôn ức thế giới mới điểm một điểm mực..., gom hết những thế giới có
điểm mực không điểm mực đã đi qua, nghiền nát thành bụi, mỗi hạt bụi tính là một
kiếp, thử tính tuổi thọ Phật là bao nhiêu? Dù có nhà toán học tài tình mấy cũng không
sao tính nổi tuổi thọ của Phật. Phật ở đây là chỉ Phật pháp thân, tức là thực thể tuyệt
đối sẵn có nơi mọi chúng sanh vậy.
Thực thể này không những vượt ngoài thời gian, mà cũng bao trùm khắp không
gian. Kinh Hoa Nghiêm đức Phật dùng thí dụ “phá vi trần xuất kinh quyển”, để nói lên
thể rộng lớn của nó. Nói rằng “Có một quyển kinh lượng bằng thế giới tam thiên đại
thiên, vò tròn nhét trong hạt bụi nhỏ, có người trí tuệ xem biết, dùng phương tiện đập
vỡ hạt bụi lấy quyển kinh. Trong quyển kinh ghi chép đầy đủ mọi sự thật của thế giới
tam thiên đại thiên...”. Quyển kinh dụ thể tánh tuyệt đối hay Phật tánh, hạt bụi dụ thân
tứ đại của chúng sanh. Muốn biết mọi sự vật trong vũ trụ, không gì hơn ngay nơi thân
này nhận ra thể tánh tuyệt đối, mọi sự thật hiện bày đầy đủ trong ấy. Có ai ngờ trong
hạt bụi nhỏ lại chứa quyển kinh to như thế, chỉ người trí tuệ (Phật) mới nhận thấy được
nó. Chúng ta không khi nào dám thừa nhận mình có thể tánh rộng lớn trùm khắp vũ
trụ, mà hằng tự nhận mình như cây lau, cây sậy trên địa cầu, như hạt cát trong bãi sa
mạc. Vì thế, đọc kinh Duy-ma-cật thấy nói “ông Duy-ma-cật đưa tay nắm thế giới dời
đi nơi khác...”, làm sao chúng ta dám tin. Tôn giả A-nan sau khi ngộ được chân tâm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.