BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 29

- Miệng làm ác:

Miệng ưa nói lời dối trá, lời ác độc, lời ly gián, lời thêu dệt,

là nghiệp ác của miệng. Vì những lời nói này khiến người nghi ngờ bực tức đau khổ
mang tai họa, nên hiện tại hoặc vị lai mình cũng phải nhận lấy hậu quả đau khổ ấy.

- Ý làm ác:

Si mê, tham lam, nóng giận là nghiệp ác của ý. Chính nó là động

cơ thúc đẩy thân làm ác, miệng nói ác. Bản thân nó thì chưa làm hại được ai, song do
nó khiến thân sát phạt người, miệng chửi bới nguyền rủa người. Thân miệng mà không
cộng với tham sân si thì tự nó không có lỗi lầm gì. Thế nên, tuy nói ba cơ quan tạo
nghiệp, mà ý là cơ quan hệ trọng hơn cả, nó là chủ động của hai cơ quan kia.

b/

Nghiệp thiện:

Những hành động đem lại sự an ổn vui vẻ cho người và mình

là nghiệp thiện. Sự an ổn vui vẻ chẳng những có trong hiện tại mà còn đến vị lai. Cũng
do ba cơ quan tạo thành nghiệp thiện: thân, miệng, ý.

- Thân làm lành:

Thân không giết hại người, không trộm cướp tài sản người,

không dâm dật phi pháp là nghiệp thiện của thân. Tại sao không làm ba việc ấy là
thiện? Bởi vì con người quí nhất là sanh mạng, chúng ta không hại sanh mạng họ thì
họ đến với chúng ta một cách an ổn không sợ sệt. Thứ yếu là tài sản, con người tự thấy
tài sản là huyết mạch của họ, chúng ta nhất quyết không trộm cướp thì, họ đến với
chúng ta cũng như chúng ta đến với họ, đều được an vui không hồi hộp lo âu về mất
của. Hạnh phúc của gia đình là vợ chồng hòa thuận tin yêu trinh bạch với nhau, nếu vợ
hay chồng có tình ý riêng tư với ai là gia đình mất hạnh phúc. Chúng ta giữ gìn không
theo sự dâm dật phi pháp, đến với gia đình ai họ đều an ổn vui vẻ không nghi ngờ sợ
sệt chi cả. Gìn giữ ba điều này, chúng ta đã ban sự an ổn vui tươi cho bao nhiêu người
rồi, cũng chính là đem lại sự an ổn vui tươi cho gia đình chúng ta.

- Miệng làm lành:

Miệng không nói dối trá, không nói ác độc, không nói ly

gián, không nói thêu dệt là miệng làm nghiệp lành. Vì sao? Bởi vì, nói dối trá khiến
người nghi ngờ mất niềm tin, đã không tin nhau làm gì có thương mến. Thế nên nói
dối là căn bản khiến con người mất hết tình thương. Nói ác độc khiến người nghe sanh
phẫn nộ bực dọc đau khổ. Nói ly gián làm cho thân thuộc họ phải chia lìa, tạo thành
cái khổ ái biệt ly. Nói thêu dệt là tô điểm không đúng chân lý, khiến người không tìm
ra được lẽ thật. Chúng ta quyết định gìn giữ miệng không nói bốn điều trên là tạo được
tình thân giữa mình và người, đem lại cho mọi người sự an ổn, bảo vệ được tình thân
của người, giúp cho người dễ nhận ra lẽ thật. Thế là, chúng ta đã tạo điều kiện tốt đẹp
cho xã hội biết mấy.

- Ý làm lành:

Ý không có tham sân si là ý làm nghiệp lành. Chúng ta thường

thấy mọi sự bất bình đổ vỡ đều phát nguồn từ tham sân si. Nếu chúng ta không để cho
tham sân si dẫn dắt hoành hành thì cả cuộc đời chúng ta được an ổn, cũng là nguồn an
ổn cho mọi người. Ba thứ này gọi là tam độc, vì nó gây đau khổ cho mình và người
không thể lường trước được. Người nào kềm cương giữ thắng được nó, bảo đảm được
một đời sống an lành, cũng bảo vệ được an ninh trật tự cho mọi người. Ngược lại, kẻ
nào buông cương thả thắng nó sẽ lôi đời họ vào hố sâu nguy hiểm, cũng gây họa hại
cho khách bàng quan không ít. Thế nên, không cho tham sân si nổi dậy là gìn giữ sự an
ổn vẹn toàn cho mình và mọi người.

c/

Khả năng của nghiệp:

Nghiệp là cái không có hình tướng mà có khả năng

đáng kể. Ví như gió, tuy không thấy hình tướng mà nó thổi đất nước đều lung lay.
Nghiệp cũng thế, bình thường chúng ta không thấy nó, mà nó lôi chúng ta đi khắp nẻo
luân hồi. Sở dĩ nó có khả năng mạnh mẽ như vậy là do tập quán lâu ngày. Như người
tập hút thuốc, buổi đầu khói thuốc chỉ cảm thấy khó chịu, nhưng tập lâu ngày thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.