BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 30

ghiền, khi ghiền rồi với giá nào cũng phải tìm cho có nó. Thử hỏi cái ghiền ấy hình
tướng ra sao, mà điều khiển con người một cách mãnh liệt như thế? Quả thật không ai
biết tướng mạo của nó, nhưng khi nó đòi hỏi, người ta phải chạy ngược chạy xuôi tìm
cho ra thuốc hút. Bệnh ghiền rượu khả năng còn mạnh hơn, từ những hớp rượu cay xé
mồm, tập mãi thành quen, bắt đầu ghiền rượu. Khi ghiền không có rượu khiến người ta
phải ụa phải mửa, oằn oại nhọc nhằn, ngáp trời ngáp đất, quả thật chi phối hết khả
năng con người. Chúng ta tự đặt câu hỏi, ai đem bệnh ghiền ấy đến cho chúng ta?
Chính chúng ta tự tập, tập lâu thành ghiền, cái ghiền ấy do mình tạo rồi mình chịu. Cái
ghiền ấy có ma lực gì mà đày đọa hành hạ con người đến thế? Hắn không có ma lực gì,
chẳng qua tập lâu ngày thành thói quen, thói quen càng lâu sức càng mạnh. Đã tự
chúng ta tập thành bệnh, khi muốn hết bệnh cũng tự chúng ta gan dạ bỏ nó, không ai
có thể bỏ thế cho chúng ta. Khả năng của bệnh ghiền giống hệt khả năng nghiệp chi
phối chúng ta trong lục đạo luân hồi vậy. Tự chúng ta tạo nghiệp lành hoặc nghiệp dữ,
tạo càng lâu thì sức mạnh càng lắm, đến cuối cùng chúng chi phối dẫn dắt chúng ta đi
vào con đường lành hay dữ tùy chỗ gây tạo của mình. Không phải hóa công đày đọa,
không phải Thượng đế bày ra, chính chúng ta tự tạo rồi tự thọ. Khi đã thành nghiệp,
chúng ta khó cưỡng được nó. Thế nên, biết chọn nghiệp lành để tạo là đã tự gây một
sức mạnh đưa mình đến cõi lành. Cắm đầu gây nghiệp ác là tạo áp lực lôi mình vào cõi
dữ. Chính đây là quyền lựa chọn của con người, quyền định đoạt số phận ở mai hậu.
Nếu cứ sống say chết ngủ đẩy đâu đi đấy, những kẻ này về sau than trời trách đất nào
có ích gì. Chúng ta có đủ thẩm quyền quyết định đời mình hiện tại và vị lai, tại sao
chúng ta lại bỏ mất cái giá trị cao cả ấy. Những kết quả tốt xấu dở hay ở hiện nay và
mai kia đều nằm sẵn trong tay chúng ta. Chúng ta có quyền phán quyết một bản án tốt
xấu trong đời sống mai sau của mình. Đừng cầu khẩn van xin bất cứ một năng lực nào
ngoài chúng ta. Nói đến khả năng nghiệp là khả năng của chúng ta, nghiệp và chúng ta
không phải là hai. Nếu chúng ta khôn ngoan khéo léo lo tạo nghiệp lành, chúng ta dại
khờ ngu muội gây tạo nghiệp ác. Khổ vui sẽ tùy nghiệp mang đến với chúng ta một
cách chân thành.

V.- TẤT YẾU CỦA LUÂN HỒI

Tạo nghiệp là nhân, thọ báo là quả. Tất yếu của sự luân hồi là nhân quả. Lăn lộn

trong ba cõi sáu đường đều tùy thuộc nhân quả. Mình đã gây nhân nhất định mình phải
chịu quả, quả khổ quả vui là do gây nhân khổ vui. Nhân quả là lẽ công bằng chân thật,
bởi mỗi cá nhân gây tạo khác nhau, nên sự thọ nhận cũng sai biệt. Sự công bằng từ
nhân đến quả, không phải sự công bằng do ai khác áp đặt cho mình. Nếu do kẻ khác áp
đặt cho mình là đã bất công rồi. Ngày nay chúng ta tạo nhân, ngày mai chúng ta thọ
quả, thật là rõ ràng rành mạch biết bao. Song nói tới nhân quả là căn cứ trên thời gian
suốt cả quá khứ hiện tại vị lai, trong quá khứ có cái gần có cái xa, vị lai cũng thế, khiến
có những kết quả xảy đến mà đương sự không bao giờ nhớ. Lại có những sự kiện gây
nhân mà không thấy kết quả. Do đó nhân quả trở thành rắc rối khó khăn, người ta khó
tin khó nhận. Nhưng sự thật lúc nào cũng thật, bởi khả năng nhớ hiểu của con người
quá giới hạn, nên có những thắc mắc thế thôi. Nếu người nhận hiểu sâu về lý nhân quả
thì cuộc sống này đã có tiêu chuẩn nhắm đến và an ổn vô cùng. Vì mọi kết quả hiện
chịu trong đời đều do nhân gây ra từ thuở trước, nên khổ không oán hờn, vui không
ngạo mạn. Mình làm mình chịu, chỉ quí ngang đây phải chọn lấy nhân tốt mà làm, để
mai kia khỏi phải thọ quả đau khổ, cho nên trong kinh nói: “Bồ-tát sợ nhân, chúng
sanh sợ quả.” Kẻ trí thì sợ nhân, người ngu thì sợ quả. Do cái nhìn thấu suốt và cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.