BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 46

nhân quả là người thông minh. Biết ứng dụng lý nhân quả là con người tiến bộ. Khảo
sát theo nhân quả là lý luận chặt chẽ, là hiểu biết thấu đáo. Cho nên nghiệm xét lý nhân
quả tường tận rồi, chúng ta tin tưởng là chánh tín.

b) Tin nhân duyên

Đứng về mặt không gian, vạn vật trong vũ trụ đều do nhân duyên hợp thành.

Không một vật nào do một đơn vị làm nên, mà phải nhiều đơn vị hợp lại mới thành
hình. Chính thế, lý nhân duyên thích ứng với tinh thần phân tích của khoa học hiện
nay. Nếu sự vật do một đơn vị làm nên thì còn gì phân tích. Bởi nhiều đơn vị hợp
thành một vật thể, người ta mới phân tích chia ra nhiều đơn vị, nhiều loại. Nhỏ nhất
như một nguyên tử, người ta phân tích trong đó vẫn có nhiều phần hợp thành, huống là
những vật thể to tát. Do đó, chúng ta thấy rõ lý nhân duyên nhà Phật nói, là một lẽ thật,
đúng với tinh thần khoa học hiện thời. Hiểu được lý nhân duyên, chúng ta phá tan cái
chấp lầm vô nhân và nhất nhân. Hiểu được lý nhân duyên, chúng ta thấy rõ muôn vật
trên thế gian có sự liên quan chằng chịt với nhau. Chúng ta không thể tách một cá thể
đứng ngoài tập thể, một cá nhân đứng ngoài nhân loại. Đây là lý do khiến dẹp được
quan niệm cá nhân ích kỷ. Chúng ta tích cực xây dựng nên hạnh phúc chung cho nhân
loại, không riêng của một cá nhân. Tin lý nhân duyên là tin bằng trí tuệ, bằng khoa
học, cho nên chánh tín.

VI.- LỢI ÍCH CHÁNH TÍN

a) Trí tuệ

Nhận rõ lý nhân quả, lý nhân duyên là tác dụng của trí tuệ. Chính do nhận xét
thấu đáo, phân tích rành mạch, khiến trí tuệ càng ngày càng phát triển. Nếu một đối
tượng trước mắt, chúng ta cứ thầm nhận là tự nhiên nó có, do tạo hóa làm nên, thế là
còn gì phải nhận xét, phải phân tích. Cứ thế mãi, trí tuệ sẽ cùn mằn, không thể nào bén
nhạy được. Đó là cái cớ khiến người ta lười suy xét, lâu ngày trở thành tâm trí ù lỳ chai
cứng. Người Phật tử phải sống bằng trí tuệ, nên thấy rõ vạn vật sanh thành hoại diệt
đều nằm trong hệ thống nhân quả, nhân duyên. Sự vật hiện có mà không do nhân quả,
nhân duyên là phi lý luận, phản khoa học. Vì thế người chánh tín là người thực tế,
khoa học, nhận xét bằng trí tuệ.

b)

Chịu trách nhiệm

Thâm

đạt lý nhân quả nhân duyên, người ấy sẽ nhận lấy trách nhiệm nên hư,

hay dở, tốt xấu đều do mình. Mình là chủ động gây thành nhân tốt, tạo ra duyên lành.
Mọi việc đều không được tốt lành là do mình không chịu gây tạo, đây là lỗi tại mình
nào phải tại ai. Biết thế, chúng ta không trốn tránh, không kêu than, trái lại can đảm
chấp nhận để rồi xoay chuyển. Bởi nhận rõ nhân quả nhân duyên, chúng ta xét một sự
kiện xảy ra tốt xấu, phát xuất từ nhân nào, hội đủ nhân duyên gì mới xảy ra như thế.
Thế thì dù có việc dở việc hay, chúng ta đều thấy rõ không lầm. Chúng ta nỗ lực cố
gắng tạo điều kiện để chuyển đổi nó. Chịu trách nhiệm để chuyển đổi, không phải chịu
trách nhiệm để thông qua, đó là tinh thần của người chánh tín.

c)

Tự tín

Biết rõ dở hay do mình, quả thật mình là chủ nhân của mọi thành bại. Đau khổ
an vui, chính mình là người tạo ra. Ngày mai tươi sáng, ngày mai tối tăm, ta là người
chủ động. Do thấu hiểu lý nhân quả nhân duyên, con người sẽ có sức tự tín mãnh liệt.
Nhờ sức tự tín, con người mới cố gắng chuyển đổi, vươn lên trong mọi lãnh vực. Một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.