BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 8

thế gian sống đua đòi giành giật hơn thua với nhau, không bao giờ họ sống hòa thuận
như thế được. Lục hòa là: thân hòa chung ở miệng hòa không tranh cãi, ý hòa đồng
vui, giới luật hòa cùng giữ, hiểu biết hòa cùng giải, lợi hòa chia đồng. Sáu điều này là
tinh thần của Tăng. Nếu có người đầu tròn áo vuông mà không sống theo tinh thần Lục
hòa cũng không gọi là Tăng. Ở trong tập thể từ bốn người trở lên, hằng hòa thuận
chung sống đúng tinh thần Lục hòa, việc này rất khó làm đối với người thế gian. Vì
thế, tu sĩ sống khuôn theo tinh thần Lục hòa, thật là một điều quí báu ở trên nhân gian.
Vả lại, trên sự tu hành, các vị ấy tự mình đã vơi cạn phiền não, còn dạy bảo kẻ khác
dẹp bỏ phiền não. Chính những vị ấy đã được phần nào an ổn thanh tịnh, lại hướng dẫn
người đến chỗ an ổn thanh tịnh. Bởi lẽ ấy, gọi các ngài là Tăng bảo.

Thế nào là Qui y?

- Qui là trở về, y là nương tựa. Trở về nương tựa với Phật, Pháp và Tăng gọi là Qui

y Tam Bảo. Từ lâu, chúng ta mãi chạy theo dục lạc tạo nghiệp đau khổ, nay hồi tâm thức
tỉnh quyết định trở về nương tựa với Tam Bảo. Tam Bảo là chỗ cứu kính để cho đời chúng
ta nương tựa, không còn tạo nghiệp đau khổ, mà thường đem sự an lạc lại cho chúng ta.
Đây là sự hồi tâm tỉnh giác phát nguyện trở về của chúng ta. Sự tỉnh giác này là nền tảng
của lâu đài trí tuệ, nó là bước đầu trên con đường về quê hương giác ngộ. Đặt nền tảng
này vững chắc thì lâu đài trí tuệ mới được lâu dài. Đó là sự hệ trọng của tinh thần Qui y.

III.- QUI Y TAM BẢO BÊN NGOÀI

Phật Pháp Tăng là đối tượng để chúng ta Qui y. Nguyện noi theo con đường

đức Phật đã đi là Qui y Phật. Quyết thực hành những lời chỉ dạy của Ngài còn ghi
trong kinh điển là Qui y Pháp. Thuận theo sự hướng dẫn tu hành của chúng Tăng là
Qui y Tăng. Từ đây bước đi, cuộc sống của chúng ta lấy Tam Bảo làm mẫu mực,
nhắm thẳng theo đó mà tiến tới, khỏi phải nghi ngờ dò dẫm như thuở nào. Chúng ta
là hoa tiêu, Tam Bảo là ngọn hải đăng. Cứ nhắm theo hải đăng mà lái con thuyền
thân mạng của chúng ta cho đến đích. Song Phật pháp, người Phật tử quyết định tin
theo không còn chút do dự, còn Tăng thì phải cẩn thận để khỏi nhận lầm. Tăng là tập
đoàn Tăng lữ sống đúng tinh thần Lục hòa, không phải tính cách cá nhân. Nếu một vị
sư đứng ra làm lễ Qui y cho Phật tử, chính vị ấy đại diện cho tập đoàn. Qui y Tăng là
qui y với những vị sư sống đúng tinh thần Lục hòa, không phải cuộc hạn riêng vị sư
truyền tam qui ngũ giới cho mình. Nếu vị đại diện truyền qui giới ấy có tu được hay
không tu được, người thọ pháp qui giới vẫn đã Qui y Tăng rồi. Khi qui y một vị Tăng
tức là đã qui y tất cả chư Tăng, nếu vị nào sống đúng tinh thần hòa hợp. Phật tử có
quyền học hỏi tất cả Tăng chúng, không nên hạn hẹp nơi ông thầy của mình. Được
vậy mới đúng tinh thần Qui y Tam Bảo bên ngoài.

IV.- QUI Y TAM BẢO TỰ TÂM

Phật pháp bao giờ cũng phải đủ hai mặt, Tam Bảo bên ngoài là đối tượng, Tam
Bảo tự tâm là bản chất. Nương Tam Bảo bên ngoài, chúng ta phát triển Tam Bảo của
tự tâm. Trong ngoài hỗ tương để viên mãn công phu tu hành, là mục tiêu chánh yếu
của đạo Phật.

Thế nào là Tam Bảo tự tâm?

Tánh giác sẵn có nơi chúng ta là Phật bảo. Lòng từ bi thương xót cứu giúp chúng

sanh là Pháp bảo. Tâm hòa hợp thảo thuận với mọi người là Tăng bảo. Nhờ Phật bảo
bên ngoài, chúng ta đánh thức tánh giác của mình, trở về nương tựa tánh giác của mình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.