BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 9

là Qui y Phật. Nhờ Pháp bảo bên ngoài, chúng ta dấy khởi lòng từ bi đối với chúng sanh,
trở về nương tựa với lòng từ bi của mình là Qui y Pháp. Do chư Tăng bên ngoài gợi lại
cho chúng ta có tinh thần hòa hợp thuận thảo, trở về nương tựa với tinh thần hòa hợp
thuận thảo của mình là Qui y Tăng. Phật Pháp Tăng bên ngoài là trợ duyên giúp chúng
ta phát khởi Phật Pháp Tăng của tự tâm. Ví như ông thầy giáo làm trợ duyên cho đứa
học trò mở mang kiến thức của nó. Có ông thầy giáo cần cù, mà đứa học trò lười biếng
không chịu học, ông thầy cũng trở thành vô ích. Cũng thế, có Tam Bảo bên ngoài, người
Phật tử không cố gắng đánh thức Tam Bảo của chính mình, Tam Bảo bên ngoài cũng
thành vô nghĩa. Tam Bảo bên ngoài là điều kiện tối thiết yếu với người Phật tử, nhưng
có được giác ngộ giải thoát chính là khả năng của Tam Bảo tự tâm. Chỉ biết có Tam
Bảo bên ngoài là chấp sự bỏ lý. Một bề tin vào Tam Bảo của tự tâm không cần biết đến
Tam Bảo bên ngoài, là chấp lý bỏ sự. Người Phật tử chân chánh phải viên dung sự lý
mới khỏi trở ngại trên đường tu.

V.- NGHI THỨC QUI Y

Trọng tâm chủ yếu trong buổi lễ Qui y, chính lúc Phật tử quì trước Tam Bảo, ba
lần phát nguyện: “Đệ tử... xin suốt đời qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng.” Câu phát
nguyện này tự đáy lòng Phật tử phát xuất, không do sự ép buộc xúi giục nào. Ba lần
phát nguyện như vậy là gieo hạt giống vào sâu trong tàng thức, khiến đời đời không
quên. Đây là tinh thần tự giác tự nguyện. Hình thức nghi lễ chỉ giúp thêm ấn tượng
quan trọng cho giờ phút phát nguyện ấy thôi. Khi chúng ta tỉnh giác nguyện theo Tam
Bảo thì đời ta được lợi ích. Nếu trên đường tu có lúc nào bị vô minh che đậy không
nhớ Tam Bảo, chúng ta tự chịu thiệt thòi. Nhà Phật không bắt buộc chúng ta thệ những
gì nặng nề để không bỏ đạo. Của báu cho người nếu ưng nhận lời thì được lợi ích,
không ưng nhận thì thôi, bắt buộc làm gì. Trừ ra có hậu ý gì, mới bắt buộc những câu
thề nặng để không dám bỏ. Người hiểu được chỗ này mới thấy giá trị chân thật của
đạo Phật. Tất cả sự dụ dỗ ép buộc để theo đạo, nhà Phật hoàn toàn phản đối. Mỗi
người tự nhận thức rõ ràng về đạo Phật rồi phát tâm đến với đạo, mới đúng tinh thần
Phật tử. Hiểu rồi mới theo là hành động đúng với tinh thần giác ngộ. Dùng thuật hay,
phép lạ để dẫn người vào đạo, đó là mê tín. Dùng mọi quyền lợi để dụ người ta vào
đạo, đó là cám dỗ kẻ ngu si, không phù hợp với tinh thần giác ngộ. Chúng ta có bổn
phận giải thích để người khác hiểu phát tâm qui y là, người truyền đạo chân chánh.
Nghi thức trịnh trọng trong buổi lễ qui y, chỉ là trợ duyên cho lời phát nguyện của
chúng ta được thành tựu viên mãn. Nghi lễ này không có nghĩa là Phật sẽ ban ơn cho
chúng ta trọn đời được an lành.

VI.- KHẲNG ĐỊNH LẬP TRƯỜNG

Sau khi qui y Tam Bảo, chúng ta khẳng định lập trường một cách tỏ rõ: “Qui y

Phật không qui y thiên, thần, quỉ, vật.” Chúng ta đã nhận định kỹ càng quyết chí theo
Phật là đấng giác ngộ, không lý do gì lại theo thiên, thần, quỉ, vật. Bởi vì thiên, thần,
quỉ, vật vẫn chưa giác ngộ, còn bị luân hồi như chúng ta. Song cũng có một số Phật tử
đã qui y Phật, mà vẫn chạy theo quỉ thần. Những người này vì tham lợi lộc, vì thích
mầu nhiệm, nên đã đi sai đường Phật pháp. Thậm chí vì sự mê tín của họ, họ trở lại
kính trọng quỉ thần hơn Phật. Đây là hiện tượng xấu xa để khách bàng quang phê bình
Phật giáo.

“Qui y Pháp không qui y ngoại đạo tà giáo.” Chánh pháp của Phật là chân lý,

cứu giúp chúng sanh một cách thiết thực, như ông thầy thuốc đối với bệnh nhân. Hiểu
được lẽ chân thực này, còn lý do gì chúng ta chạy theo ngoại đạo tà giáo. Chúng ta tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.