BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 90

họ dễ dàng thu nhận (lợi hành nhiếp). Bốn là Bồ-tát phải lăn xả vào trong mọi ngành
mọi nghề để cùng làm cùng sống với họ. Dễ thông cảm nhau nhất là bạn đồng nghiệp.
Đồng trong một cảnh ngộ, có bàn luận điều gì thật là dễ cảm thông. Chính chỗ chung
nghề nghiệp, chúng ta đem chánh pháp giáo hóa họ được sự chấp nhận không khó
khăn gì (đồng sự nhiếp). Bốn điều này là phương tiện không thể thiếu của Bồ-tát trên
con đường giác tha.

CHÚNG SANH CẦU QUẢ

Chúng

sanh

không

ưa tạo nhân tốt mà mong cầu quả tốt. Quả tốt làm gì đến

được, bởi không có nhân. Tuy thế mà họ vẫn ước mơ trông đợi quả tốt. Như người ta
cứ mong cho mình được sống lâu mạnh khỏe, mà không chịu cứu người giúp vật. Sanh
mạng của người không được tôn trọng mà muốn mọi người tôn trọng sanh mạng mình
là điều không thể được. Hoặc cầu mong mình được giàu có ai nấy đều ủng hộ mình,
mà không chịu làm việc bố thí, giúp đỡ người lúc cùng khốn. Lại có người cầu cho gia
đình mình hòa vui hạnh phúc vợ con đều trinh bạch, mà không chịu sống hạnh trinh
bạch với mọi người. Cũng có người cầu xin đừng ai lừa gạt mình, mà không chịu nói
lời chân thật. Quả là muốn đi bên tây mà hướng mặt về đông. Có người cầu nguyện gia
đình mình sum họp thuận hòa, mà không dùng lời khuyên can cho mọi người cùng hòa
hợp. Có người cầu mong đừng ai dùng lời hung ác nói với mình, mà mình không chịu
dùng lời hiền hòa nói với người. Có những người muốn ai cũng trình bày lẽ thật với
mình, mà mình không trình bày với người. Có những người cầu mong đừng ai tham
lam với những cái có của mình, mà mình không chịu bỏ lòng tham với những cái có
của người. Có những người cầu xin đừng ai giận hờn mình, mà mình chưa chịu hỉ xả
cho người. Có những người cầu cho mình có trí tuệ sáng suốt, mà những cố chấp tà
kiến không chịu bỏ. Bao nhiêu thứ cầu mong này không bao giờ người ta toại nguyện,
chỉ vì mong quả mà không chịu tạo nhân. Đây là sự cầu mong suông của những con
người mê muội.

SỰ SAI BIỆT GIỮA BỒ-TÁT VÀ CHÚNG SANH

Nhìn trên cái “SỢ” giữa Bồ-tát và chúng sanh đã quá khác biệt nhau. Bồ-tát biết

là nhân đau khổ liền hoảng sợ tìm mọi cách để tiêu diệt chúng. Còn một chút mầm đau
khổ, Bồ-tát vẫn không an. Bởi vậy Bồ-tát luôn luôn ứng dụng Lục độ để khử dẹp mọi
mầm nhân đau khổ. Nhân đau khổ đã diệt sạch, quả đau khổ do đâu đến được, nên Bồ-
tát không bao giờ quan tâm đến quả. Không sợ quả mà quả cũng không đến. Ngược
lại, chúng sanh nơm nớp sợ quả khổ, mà nhân đau khổ không ngăn ngừa, cho nên càng
sợ chúng lại càng đến. Người ta khóc lóc than van khi gặp quả khổ, mà không chịu
nhìn xem quả khổ ấy do ai gây nên. Kêu trời trách đất hận người, chỉ là việc vô ích, có
khi quả khổ lại tăng thêm. Không trời Phật nào cố làm chúng ta khổ, do sự dại khờ ngu
muội của chúng ta tạo thành những nhân đau khổ, nhân đã có thì quả cố nhiên phải
đến. Khóc than oán trách chỉ làm thêm đậm nét khổ đau mà thôi.

Đến phần giác tha, Bồ-tát cố tạo cho mình đầy đủ khả năng, nào Ngũ minh, nào

Tứ nhiếp pháp, làm thuyền bè cứu vớt chúng sanh. Bồ-tát không mong ước viển vông,
mà phải cụ thể thực tế nhìn thẳng vào lẽ thật. Cho nên phải rèn luyện mình có thật tài,
thật đức, mới nói đến sự giáo hóa mọi người. Bồ-tát không có thái độ ngây thơ như
những người nói từ bi, nói thương chúng sanh, mà chỉ có ở đầu môi. Bồ-tát là con
người hành động, mang trí tuệ và tài năng của mình đi vào cuộc đời, sống bên cạnh
quần chúng, như pháp “Lợi hành” và “Đồng sự” của Tứ-nhiếp-pháp , Bồ-tát không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.