BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 91

phải những hình ảnh thờ ở chùa ngồi trên tòa sen hay cỡi sư tử, mà là những người có
kỹ năng khéo léo, mình mẩy lem luốc, đang loay hoay trong xí nghiệp, trong hãng
xưởng chế tạo, tự mình làm và chỉ dạy người làm, đây là “Công xảo minh” trong Ngũ
minh. Ngược lại, chúng sanh một bề mong cầu quả đẹp, mà không tạo những nhân tốt.
Quả đẹp làm sao có, khi nhân tốt chúng ta chẳng gieo. Muốn gặt quả mà không gieo
nhân; nếu được, quả ấy chỉ là quả gian lận, quả cướp giựt, bất chánh. Ví như có người
thấy hàng xóm trồng cam trái chín oằn cây, mê quá lại hái ngang, nếu chủ vườn thấy
đánh gãy tay, nếu không thấy hái được đem về, cũng là cái quả ăn cắp, cái quả xấu xa
nhục nhã. Cầu quả mà không chịu gây nhân, là kẻ mơ ước hão huyền, xa rời thực tế, là
kẻ lười biếng muốn ăn mà không chịu làm. Không gây nhân cầu quả, là kẻ mê muội
nên gọi là chúng sanh.

Bồ-tát và chúng sanh, nào có cách biệt bao nhiêu, chỉ chịu đổi cái nhìn. Nhìn

thẳng vào nhân để thấy rõ nhân khổ thì tránh, nhân vui thì hành là Bồ-tát. Chỉ một bề
sợ quả khổ, cầu quả vui, mà không cần biết nguyên nhân, là chúng sanh. Bồ-tát, chúng
sanh trên con người không khác, chỉ khác cái nhìn nhân và nhìn quả thôi. Như hai
người cùng đứng một địa điểm, một người xây mặt về đông, một người xây mặt về
tây; nếu người xây mặt về tây chịu quay lại nhìn về đông, thì đâu có khác nhau. Như
thế thì tất cả chúng sanh đều có khả năng làm Bồ-tát, không phải việc Bồ-tát chỉ dành
riêng cho Bồ-tát, còn chúng ta không có phần.
Xuyên

suốt bài này, chúng ta thấy rõ Bồ-tát và chúng sanh cách nhau chừng kẽ

tơ sợi tóc. Chúng sanh đổi cái “sợ quả” thành “sợ nhân” là chuyển thành Bồ-tát. Thật
là mê giác chỉ khác nhau một cái nhìn. Bồ-tát ở đây rất gần gũi thân thiết với chúng
sanh. Có khi là ông thầy giảng kinh cho mọi người nghe, đâu không phải là Bồ-tát, vì
ngài thông suốt “Nội minh”. Có lúc là ông thầy xem mạch bốc thuốc cho mọi người,
âu cũng là Bồ-tát, vì ngài thực hành “Y phương minh”. Một người thợ giỏi đang
hướng dẫn chỉ dạy đàn em với nhiệt tình không vụ lợi, biết đâu chừng cũng là Bồ-tát,
vì ngài thực hiện “Công xảo minh”. Cho đến người bạn cùng cuốc rẫy trồng khoai mà
nói đạo lý chân thật chúng ta nghe, ai ngờ là Bồ-tát, vì Ngài thực hành “Đồng sự
nhiếp”. Bồ-tát là những con người thiết thân với chúng ta, chỉ khác với chúng ta ở chỗ
thấy rõ nhân ác để tránh, nhân thiện để tạo. Còn chúng ta chỉ một bề sợ quả khổ cầu
quả vui, mà không chịu thấy tường tận nguyên nhân của nó. Gần đây bên ngành y học
cũng có câu “ngừa bệnh hơn chữa bệnh”, cũng na ná sợ nhân hơn là sợ quả. Đạo Phật
là đạo giác ngộ, thấy nguyên nhân rõ ràng là giác, giác là Bồ-tát. Chúng ta tu theo Phật
là đi trên con đường giác, xét rõ nguyên nhân của mọi việc xảy ra để ngừa tránh là theo
hạnh Bồ-tát. Mọi người chúng ta đều có khả năng thực hiện việc “sợ nhân”, thì chúng
ta ai cũng làm Bồ-tát được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.