sẽ thấy quân Pháp và Tây Ban Nha buộc lòng phải bỏ Sài Gòn mà đi
như họ đã bỏ Tourane.
Nhưng trong khi tại miền Nam, ý chí kháng chiến của các thủ
lĩnh quân đội Việt Nam kích động các tầng lớp nhân dân, thì ở
miền Bắc bọn “câu nước đục” xúi giục dân tình nổi loạn từ bên
trong. Các giáo sĩ, những người Công giáo, nhóm Tạ Văn Phụng mở
rộng hoạt động nguy hiểm luôn luôn đe dọa lòn lén. Triều đình
Huế rất lo lắng. Đúng ngay lúc đó, Nguyễn Bá Nghi gửi cho Tự
Đức bản báo cáo về một công hàm của Charner gửi. Charner yêu
cầu Huế gửi một phái viên đặc mệnh toàn quyền, nhằm ký kết
hòa ước đã nói. Và chiến hạm “Forbin”, do thiếu tá hải quân Simon
chỉ huy, nhằm hướng Thuận Hóa đi tới.
Viên sĩ quan Pháp trao cho triều đình Huế một bức thư của Đô
đốc yêu cầu chủ yếu gửi một đại sứ Việt Nam sang Pháp trả một
số tiền chiến phí và nộp số tiền 100.000 quan (khoảng 100.000
francs Pháp) làm tiền bảo lãnh cho những cuộc thương thuyết hòa
bình.
Lần này, Tự Đức không khước từ ngay lập tức. Vua hội ý kiến các
quan lớn trong triều: Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành đều
thuộc phái chủ hòa và cả hai phát biểu ý kiến rất tán thành đàm
phán. Trương Đăng Quế cho rằng việc cử một sứ thần Việt Nam là
rất có thể chấp nhận. Lâm Duy Hiệp có ý kiến nên cử ngay vị sứ
thần ấy sangPháp và đóng đầy đủ số tiền đòi hỏi. Điểm này
được bàn cãi sôi nổi, người đề nghị năm ngàn lượng bạc, kẻ đề nghị
mười ngàn.
Trương Đăng Quế, công khai đồng ý kiến với Lâm Duy Hiệp,
cho rằng trong tình thế hiện tại, có hòa bình tốt hơn là tiếp tục
chiến tranh nhiều. Ông lưu ý mọi người rằng những điều kiện
hòa bình khá hợp lý; nếu phía Việt Nam không biết lợi dụng những