BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 106

điều kiện tâm lý tương đối thuận lợi của Pháp để chấp thuận các
điều khoản hòa ước đó thì có thể đem lại những chuyện phức tạp mà
hậu quả khó lường trước.

Toàn bộ các triều thần đứng về quan điểm của Lâm Duy Hiệp

và khẩn thiết trình bày với Tự Đức, coi như trong hoàn cảnh hiện tại
thì đây là giải pháp duy nhất có thể có ưu thế hơn cả. Tự Đức cuối
cùng chấp nhận; chắc chắn là không phải bây giờ đây nhà vua tin
hơn trước rằng việc ký kết một hiệp ước sẽ là khâu giải quyết cuối
cùng; chắc chắn là nhà vua chỉ nghĩ chuyện tranh thủ thời gian để
rồi lại tiếp tục chiến tranh, một khi hoàn cảnh cho phép. Dù sao
thì Tự Đức cũng đã nhận nguyên tắc thương lượng.

Việc chọn một sứ thần đặc mệnh toàn quyền không có gì khó

khăn. Cầm đầu phái đoàn ngoại giao Việt Nam là một trong những
“đại thần” có uy tín nhất, Phan Thanh Giản, mà tài năng, lòng
dũng cảm và lòng yêu nước đã khiến chính kẻ thù cũng phải kính
trọng. Ông cầm đầu phái đoàn có Lâm Duy Hiệp đi cùng và được
trao toàn quyền quyết định.

Ngày xuất hành của các sứ thần đặc mệnh toàn quyền, Tự Đức

mở tiệc chiêu đãi. Cuối buổi tiệc, nhà vua mời người một ly rượu ngự
và nói với họ những lời cảm động:

“Đất nước hôm nay bị dồn vào ngõ cụt khó khăn; muốn đưa
nó thoát ra, chỉ có bàn tay của những người tôi trung tài năng
và tận tụy.

Có hai điểm cơ bản các khanh cần luôn luôn ghi nhớ: vấn đề
nhường đất và vấn đề hành đạo Cơ đốc giáo. Về hai điểm
quan trọng hàng đầu ấy, các khanh đừng nhẹ dạ trong việc
ký kết. Đừng vì một sự yếu đuối hay vội vàng nào đó mà làm
thiệt hại đến vận mệnh và danh dự của cả giang sơn đang được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.