Lâm Duy Hiệp, chủ tịch tòa án binh, Thượng thư, phó chủ tịch ủy
ban phòng thủ kinh thành mặt biển, cũng bị hạ chức và đi làm Tổng
trấn tỉnh Bình Thuận.
Cả hai người nhận được lệnh phải cố gắng nối lại thương
thuyết với người Pháp, nhằm chuộc lại những sai lầm nghiêm
trọng họ đã phạm phải vừa qua, khi nhận những điều kiện nhục nhã
cho cả non sông đất nước như vậy.
Trước mắt, những văn bản hiệp ước mà họ đã ký đang vượt sóng
sang Pháp và Tây Ban Nha để nhận chữ ký của quốc vương hai nước.
Hai vị “sứ thần toàn quyền ấy”, giờ đây, chẳng có thể mang lại
được kết quả gì cho công sức của họ, nhất là khi Bonard đã bắt
đầu nghi ngờ triều đình Huế ngầm ủng hộ quân du kích tại Nam
kỳ. Dự định thực hiện những cuộc thương thuyết mới thất bại ngay
từ đầu; nhất là khi những cuộc thương thuyết ấy đều không
chính thức và chánh phủ Pháp không hề lưu ý chút nào.
Phan Thanh Giản, một lần nữa, lại phải chịu đựng cơn thịnh nộ
của nhà vua và bị cách chức vì bất lực về nghiệp vụ, cũng như vì đã
phụ lòng tin mà nhà vua và cả đất nước Việt Nam đã đặt vào ông.