Thực ra, Bonard đã vi phạm mệnh lệnh của chánh phủ Pháp và lợi
dụng cái sắc lệnh cử ông làm toàn quyền đại sứ để biến việc thiết
lập một nền bảo hộ Pháp tại Việt Nam thành việc chiếm thuộc địa
giản đơn. Sau đó bất chấp những cố gắng của Việt Nam và bất
chấp sự phản đối của một bộ phận dư luận quan trọng trong dân
chúng Pháp, nước Pháp vẫn thừa nhận cái “sự việc đã rồi” ấy.
Ở
Quốc hội Pháp, đa số chống lại những cuộc viễn chinh quân
sự, nhất là cuộc viễn chinh quá xa xôi. Nhưng những sự phản đối đó
thường là vô hiệu, do sức ép của chính quyền. Rủi thay, những cuộc
can thiệp như thế xảy ra hầu như thường xuyên tại quốc hội, đâu
phải thực tình xuất phát từ ý thức chống chủ nghĩa thực dân, hoặc
có tính chất xây dựng đối với những quyết định của chánh phủ.
Cái quan điểm được phát triển ra, trước sau vẫn chỉ là vấn đề tài
chính đã chi hoặc sắp sửa phải chi.
Ở
Pháp, người ta nói nhiều đến sự văn minh, sự vĩ đại, những
đức tính tuyệt vời, nhưng trong rất nhiều cuộc tranh luận tại quốc
hội, người ta không nói đến quyền tự do của các dân tộc khác,
quyền tự mình định đoạt lấy số phận mình của họ bao giờ. Người
ta khen ngợi cuộc chinh phục thuộc địa nếu như nó không quá tốn
kém như vậy. Đó là một trong những lý do khiến cho các ông Bộ
trưởng không phải buồn lưu tâm đến những ý kiến can thiệp ấy
làm gì, vả lại nó chẳng lợi gì cho người Việt Nam cả.
Ở
Pháp, báo chí đóng một vai trò quan trọng trong việc làm dội
lên lại vấn đề Việt Nam. Người ta tìm cách hướng dư luận dân
chúng vào những cuộc viễn chinh xa xôi, uốn nắn nó, làm cho nó
“thông suốt” với quan điểm của chánh phủ. Lập luận thường thường
khá chặt chẽ và dĩ nhiên là bao giờ các tội lỗi cũng là ở phía Việt Nam.
Nhưng về cơ bản, dư luận công chúng đã quá “bão hòa” về những
chuyện chiến tranh và chuyện cách mạng bảy mươi năm nay rồi;
giờ nay chỉ cầu mong được sống trong hòa bình và hầu như hoàn