…Vì vậy, sẽ không thừa, nếu tôi nhấn mạnh với ông phải làm
sao cho ý nghĩ ‘nhượng đất’ cho Tây Ban Nha đều bị vua từ
chối; nhưng người ta phải chịu mất một phần khá quan
trọng trong khoản bồi thường chiến phí và phải quy định một
vài lợi thế trong việc chuyển các công hàm…
… Tôi xem như quan trọng nhất chỉ một mình chúng ta có mặt
tại Nam kỳ…”
Thật vậy, chẳng bao lâu nước Pháp chỉ một mình có mặt tại Nam
kỳ; kẻ đã cùng ký hiệp ước và là đồng minh may mắn với mình,
không đợi cho người ta yêu cầu để tự xóa mình đi và vì vậy để cho
nước Pháp rảnh tay hành động tại Việt Nam.
Hiệp ước 1862 dưới cái nhìn của Madrid
Sau khi lặng lẽ “chuẩn y” dự án của Pháp, nội các Tây Ban Nha bộc
lộ quan điểm mình trong một công hàm, mang ý kiến của Nữ hoàng,
Bộ Ngoại giao gửi cho viên Tổng chỉ huy quân lực và đại sứ toàn
quyền, đại tá Carlos Palanca Gutierrez. Bức công hàm nói rõ: Nữ
hoàng đã vui lòng về nhiệt tình yêu nước của ông ta, qua việc hoàn
thành đầy đủ và tốt đẹp nhiệm vụ toàn quyền đại sứ của mình.
Trong một cuộc yết kiến riêng dành cho thiếu tá Olabe, người
đã mang bản hiệp ước từ Sài Gòn về ngày 30/8/1863, Nữ hoàng
Isabelle II tỏ ra hài lòng về sự kết thúc chiến tranh khá tốt đẹp
ấy và tỏ lòng yêu thương các binh sĩ. “Nữ hoàng vẫn thường xuyên
theo dõi với tất cả tấm lòng yêu thương trong cuộc viễn chinh xa
xôi, những chiến thắng như những đau khổ”.
Về phía mình, với tư cách một quân nhân trong kỷ luật, đại tá
Palanca viết: