BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 114

toàn không quan tâm gì đến những sự kiện xảy ra ở phần bên kia
trái đất.

Trong một công hàm gởi tháng 4 năm 1861, Bộ trưởng Bộ Ngoại

giao Pháp lưu ý rằng “không hề có một văn bản gì viết chính thức
với Tây Ban Nha cả…”, “Tây Ban Nha nên bằng lòng lấy một số
tiền bồi thường mà Việt Nam sẽ trả cho họ, gọi là cái giá cho sự
can thiệp vũ trang của họ ở Nam Kỳ”

(2)

.

Khi đệ trình bản hiệp ước Bonard vừa ký lên cho Thouvenel, Bộ

trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa Chasseloup-
Laubat, trong một bức thư mật, viết tay ngày 24/8/1862, đã lưu ý
đồng nghiệp mình rằng “…Tây Ban Nha không có lãnh thổ [ở Việt
Nam], nhưng tham gia vào mọi thế lợi và trong số 20 triệu đồng
bồi thường chiến phí, Tây Ban Nha có một phần, phần này
không quy định rõ”.

Và ông viết thêm:

“... Tôi vẫn luôn luôn tin rằng chúng ta sẽ để lại nhiều chuyện
khó khăn rắc rối cho những người kế tục chúng ta nếu
chúng ta bỏ lại một mảnh đất nào cho Tây Ban Nha và tôi yêu
cầu ông làm hết khả năng mình để sự việc không xảy ra như
vậy. Vả chăng Tây Ban Nha chẳng có lợi lộc nào chính đáng để
sở hữu một cái gì ở vùng Hạ Nam Kỳ - họ đã có Philippines. Và
trong mọi trường hợp, chúng ta cần phải giữ lấy Sài Gòn và
Biên Hòa; Tây Ban Nha sẽ ở tình thế khó xử bên cạnh chúng ta
và sẽ nhanh chóng trở thành một chướng ngại vật cho chúng ta
thiết lập nền thống trị của chúng ta trên cả vùng rộng lớn từ
Biên Hòa cho đến Cà Mau. Đó chính là triển vọng mà tương lai
dành cho chúng ta nếu chúng ta biết khai thác tốt những
điều chúng ta vừa mới làm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.