khiến bộ chỉ huy quân đội và các nhà đương cục Pháp đặt Tây Ban
Nha vào đúng địa vị của họ, không những để Pháp lợi dụng “đào
giếng sẵn cho họ múc nước” (tirer les marrons du feu) và coi Tây
Ban Nha như một lực lượng không đáng kể.
Dường như Tây Ban Nha không có ẩn ý gì khác khi gây ra cuộc
viễn chinh, chẳng đem đến được lợi lộc gì cả. Họ nghĩ thật tình rằng
chỉ là một cuộc biểu dương lực lượng nhanh chóng có tính chất đe
dọa mà vai trò bảo vệ giáo hội của họ bắt buộc họ. Họ đâu có dự tính
sẽ là một chiến dịch kéo dài nhiều năm cùng với sự chiếm đóng
đất đai.
Từ hơn một thế kỷ nay, Tây Ban Nha ngày càng chìm sâu vào
trạng thái suy sụp, rã rời, làm mồi cho nội chiến, chỉ thỉnh thoảng
vươn lên một chút để cứu Kitô giáo mà thôi là bởi các linh mục vẫn có
quyền uy tuyệt đối ở Escurial (cung điện vua chúa cách Madrid 40
km). Ở đây, các linh mục có một ảnh hưởng rất lớn đối với các vua
chúa, hơn các Bộ trưởng nhiều… Vậy là nước Pháp có thể coi nhẹ Tây
Ban Nha mà không có gì đáng ngại và chỉ đề nghị đền bù cho Tây
Ban Nha, một cách trừu tượng mơ hồ (vì Pháp chẳng có làm gì để
bảo đảm trả số tiền đền bù ấy cho Tây Ban Nha), gọi là trả công
cho họ đã tham gia cuộc chiến và xương máu binh lính của họ đã đổ
ra cho cuộc viễn chinh. Và Tây Ban Nha vui lòng chấp nhận.
Ngày 4/11/1862, đại sứ Tây Ban Nha tại Paris gửi công hàm cho
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp như sau:
“… Chánh phủ của Nữ hoàng rất ngoan đạo không có ý định
dùng các quyền vị của mình để đòi hỏi chia phần đất đai của
vua An Nam nhượng…
… Người khước từ các đất đai ấy một cách có lợi cho nước
Pháp… và nhận một sự đền bù bằng tiền mặt.