… Chi phí lên tới 9.500.000 francs”
Hiệp ước 1862 dưới con mắt của triều đình
Huế
Ký Hiệp ước 1862, triều đình Huế thiên về sự thỏa thuận dễ
dàng hơn là dân mình. Qua sự cho phép hành đạo Kitô và nhượng cho
Pháp ba tỉnh, triều đình đã tạo nên một tình thế khó khăn cho ba
tỉnh miền Nam, từ nay bị cắt rời khỏi lãnh thổ quốc gia.
Nếu sự chấp nhận ấy đã được quyết định một cách vội vàng do
cuộc nổi loạn của Tạ Văn Phụng và phong trào nông dân Bắc kỳ đe
dọa ngày càng lan rộng, làm cho tình hình trở nên phức tạp rối ren,
dù sao sự chấp nhận ấy cũng làm đảo lộn không ít tâm tư tình cảm
mọi người.
Hiệp ước đã được toàn thể người Việt Nam đón nhận một cách
không thiện chí chút nào. Đối với họ, triều đình Huế, luôn luôn có
chiều hướng thỏa hiệp, luôn luôn thụ động, quá do dự, chỉ có thể
theo đuổi một chính sách đầu hàng.
Tháng 2/1862, khi Rigault de Genouilly rời Đà Nẵng chỉ để lại một
lực lượng rất yếu, không có khả năng tấn công thì quân Việt Nam
mấy tháng liền không giảm quân số, rất có nhiều khả năng mở
nhiều cuộc tấn công từ nội địa nhưng lại ngồi không bất động. Họ
có thể ngăn cản bước tiến của toàn đội quân Pháp - Tây Ban Nha
được hải quân yểm trợ, chắc chắn có thể dễ dàng quét sạch và tống
ra biển những toán lính bất lực đang đối đầu với họ. Họ đã không
làm như vậy, thậm chí không hề thử làm như vậy, ngược lại chỉ lo xây