BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 119

dựng công sự, đào hào đắp lũy, để chiếm lại vài thước đất và chỉ
quấy nhiễu quân thù bằng một vài trận mai phục nhỏ.

Giải thích thái độ ấy sao đây?

Trong khi quân Pháp, Tây Ban Nha chiếm đóng Đà Nẵng và Sài

Gòn, nhiều phe phái đã chống nhau.

Có ba xu hướng tư tưởng chi phối lúc này:

Xu hướng thứ nhất là của Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản,

Lưu Lương, tóm lại là Hội đồng Cơ mật. Họ nghĩ rằng: “Chiến
tranh không bằng hòa bình, song trước nhất chắc chắn phải tự
vệ để sau dễ dàng thương lượng. Trong lúc này, cần giữ thế cầm
cự. Sau, sẽ chuyển sang tấn công hoặc mở cuộc thương lượng điều
đình”.

Tóm lại là: cầm cự để thương lượng.

Phần lớn các đại thần trong triều đình tán thành ý kiến ấy và

đồng thời cũng nghĩ rằng “cần tiếp tục cuộc chiến đấu đợi khi
giặc mệt mỏi thì đàm phán”.
Dòng tư tưởng này là của nhóm Trần
Văn Trung, Chu Phúc Minh, Nguyễn Hữu Thanh, Lê Dục, Lâm Duy
Hiệp... được Tự Đức chuẩn duyệt.

Xu hướng thứ hai: một thiểu số các đại thần như Tô Trân, Phan

Hữu Nghi, Trần Văn Vị, Lê Hiếu Hữu, Nguyễn Đăng Điền, Hồ Sĩ
Thuần, thuộc phái chủ chiến quá khích và chủ trương tiến công.
Xu hướng này, tuy ở trong triều là nhóm thiểu số, nhưng lại được
hầu hết tất cả tổng trấn các tỉnh tán thành và tất cả các bậc sĩ
phu, cũng như toàn thể dân chúng ủng hộ.

Xu hướng thứ ba: phe cực hữu, mà đại diện là Lê Chí Tín, Đoàn

Thọ, Tôn Thất Thưởng, Tôn Thất Giác, Nguyễn Hào, lại chủ trương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.