BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 120

đàm phán hòa bình đơn thuần.

Khi quân Pháp rời Đà Nẵng và đem số quân chủ lực của họ vào

Sài Gòn, phái theo chủ trương “cầm cự để đàm phán” tưởng thắng
thế, địa vị của họ trong triều được củng cố. Họ cho rằng sớm
muộn giặc cũng sẽ bỏ cuộc. Đó là lý do đã khiến Nguyễn Tri Phương,
mặc dù nắm trong tay hàng ngàn quân, hàng trăm khẩu đại bác và
những thành lũy công sự kiên cố vẫn do dự không chịu giải phóng
Đà Nẵng, lúc này chỉ có một nhóm quân ít ỏi bảo vệ, còn đại bộ phận
đã rút vào Sài Gòn, hoặc qua Trung Quốc.

Tại vùng Sài Gòn, cũng có cái lý luận tương tự ấy đã dẫn tới tình

trạng án binh bất động.

Và cuộc chiến đấu cứ tiếp tục theo kiểu xen kẽ như vậy, do thái

độ ngoan cố không thể nào hiểu được ấy của các quan đại thần
triều đình Huế. Khi quân Pháp - Tây Ban Nha tự cảm thấy đã có
đủ lực lượng, mở cuộc tấn công, chúng có đạt được một vài thắng lợi
bất ngờ, nhưng rồi nhanh chóng, bị quân triều đình chặn lại: tấn
công tại Nam kỳ, mưu toan trở lại Đà Nẵng, tại “doanh trại Mirador”.
Năm 1860, Nguyễn Tri Phương vào Nam, tổ chức lại quân đội, xây
dựng lại pháo đài và tổ chức bao vây toàn diện quân thù, không
ngừng quấy nhiễu nó. Tại đây cũng vậy, lực lượng địch chỉ còn lại
rất ít không đáng kể, vì đại bộ phận đã điều đi Trung Quốc rồi.
Và một lần nữa, tại miền Nam cũng như miền Trung, quân đội
Việt Nam bằng lòng với những cuộc hành quân nho nhỏ mà không
nghĩ tới làm nhiệm vụ, chẳng khó khăn gì, là tiêu diệt kẻ thù bất lực
ấy.

Quân Pháp sẽ rời bỏ Đà Nẵng, rõ ràng là do họ tự muốn vậy.

Quan điểm của Triều đình Huế là hoàn toàn sai lầm. Khi Page

muốn đàm phán với Tôn Thất Cáp, sứ giả của triều đình, không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.