sĩ đã tới gặp tôi và tuyên bố rằng giáo dân An Nam không
thể tuân phục một chính quyền ngoại đạo. Chính những “từ”
mà họ dùng.
Sao, không tuân phục, kể cả đối với cơ quan cảnh sát của thành
phố? Nhằm ngăn chặn bọn trộm cắp lưu manh và bọn phiêu
lãng cướp bóc thành phố hay sao?
Và tôi lấy làm xấu hổ mà phải thú nhận với ngài Bộ trưởng
rằng những nguyên lý ấy được các giáo sĩ thuyết giảng công
khai!
Thực tình tôi không muốn nói thêm những chi tiết khác, do
những người nhất thời có địa vị to lớn trong nước khẳng định
với tôi. Tôi chỉ muốn tin khi nào tôi được đích thị chứng kiến.
Ngoài ra không một người công giáo Việt Nam nào là không
xin được đăng lính dưới lá cờ của chúng ta. Ông vua ngoại đạo
của Nam kỳ không phải vua của họ!
Bây giờ thì ngài Bộ trưởng đã hiểu vì sao cả nhà vua, lẫn các
quan lại, đều coi các giáo sĩ Kitô như những kẻ thù…”
Trong một bức thư khác đề ngày 24/7/1862 viết cho đại bản
doanh Pháp ở Sài Gòn và cho ông Bộ trưởng Hải quân, người kế
chức của Page, Đô đốc Bonard, cũng xác nhận những điều sai trái
ấy.
“... Chính là từ phía các giáo sĩ mà các vụ rắc rối nghiêm
trọng nhất có thể xảy ra nếu người ta không tự giới hạn mình
trong việc bảo đảm che chở cho họ một cách công bằng, và
nếu người ta không dựa vào cớ tôn giáo để đỡ họ trong những
âm mưu chính trị lật đổ chánh phủ hiện hành, những âm mưu,
trong đó không may, nhiều giáo sĩ đã bị lôi cuốn tham gia,