BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 179

thường nội dung của một lo toan lớn, chủ yếu là ở sự tận tụy và
những hy sinh chịu đựng vì sự nghiệp của văn minh”

(2)

.

đấy nữa, người ta thấy Chasseloup-Laubat không bao giờ

ngừng đặt tất cả sự quan tâm sáng suốt vào cái thuộc địa mới ra đời
này của ông, “đứa con được nuông chiều của ngài Bộ trưởng”, như
người ta nói trong bộ Hải quân. Có thể nói ông đã chủ trì sự ra đời của
nó; ông đã bế nó trên bồn nước rửa tội; ông đã theo dõi những bước
chập chững đầu tiên của nó với một sự săn sóc ân cần, nặng tình
máu mủ cha con, và tất nhiên ông mong muốn nó chóng trưởng
thành, vì vinh quang của nước Pháp.

Trong một quyển sách xuất bản năm 1865 viết về tình hình

Nam kỳ, ký tên G. Francis - một thanh tra trẻ tuổi “việc bản xứ”, lúc
ấy phụ trách cai trị thành phố Chợ Lớn, 25 tuổi, khá tên tuổi, tên là
Francis Granier, viết:

“Việc sở hữu ba tỉnh của chúng ta vẫn chưa đầy đủ và trở thành
nguy hiểm nếu ta không bổ sung thêm trong một thời gian
ngắn, bằng cách đánh chiếm phần đất Nam kỳ còn lại.
Người An Nam luôn luôn coi sáu tỉnh như một tổng thể không
thể phân chia. Việc người An Nam chiếm đất Biên Hòa của
người Campuchia đã đưa họ tất yếu đến việc chiếm toàn bộ
miền châu thổ… Các hiệp ước bắt buộc chúng ta phải để cho
những nhân viên triều đình Huế qua lại trên lãnh thổ chúng
ta. Chúng ta không thể ngăn cản họ tìm cách tuyển quân và ấn
tượng bực bội để lại trong lòng những người An Nam, khi họ
thấy những quan lại cũ của họ đi qua. Bao lâu tình trạng địa lý
này còn tồn tại, thì chúng ta sẽ còn phải chịu sự thù ghét
ngấm ngầm và thường xuyên của các tầng lớp trên, cũng
như sự do dự hoài nghi tai hại của quần chúng. (…)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.